Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ sáu, 25 Tháng 9 2015 05:46

Theo y học cổ truyền, thịt trai sông có vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ thận, hạ huyết áp, thường được dùng bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi,

 

Theo y học cổ truyền, thịt trai sông có vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ thận, hạ huyết áp, thường được dùng bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em chậm lớn, ra mồ hôi trộm,... Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc thường dùng từ thịt trai để bạn đọc tham khảo:


Bài 1: Bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi mắc bệnh mạn tính: Thịt trai 100g, thái nhỏ, xào với gia vị cho thơm. Lấy nước luộc trai, cho gạo vào nấu thành cháo, cho thịt trai xào vào, thêm vài lát gừng, ăn nóng. Có thể ăn thường xuyên. Món ăn này rất tốt cho người cao tuổi bị tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường...Với người mỡ máu cao khi nấu cháo nên cho thêm mộc nhĩ, nấm hương có tác dụng giảm mỡ máu, thông huyết mạch.

 

Nhandao baTrai

Trai sông.


Bài 2: Giải nhiệt, bổ dưỡng cho phụ nữ có thai: Trai luộc chín, gỡ thịt thái nhỏ, ướp gia vị vừa ăn, xào với hành phi thơm. Lọc nước luộc trai, đun sôi lại rồi cho trai đã xào vào, cho hành, răm, đảo đều ăn trong bữa cơm.


Bài 3: Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em: Trai luộc chín, gỡ thịt. Lấy 50g thịt trai thái nhỏ, trộn với một nắm lá dâu non đã rửa sạch, thái nhỏ. Nấu đến khi nhừ thịt trai, thêm gia vị. Cho trẻ ăn hai lần trong ngày. Dùng liền trong 3 - 5 ngày.

 

Nhandao baTrai22

Các món ăn từ trai có tác dụng chữa bệnh.


Bài 4: Hỗ trợ điều trị lao phổi: Thịt trai 150g, rau hẹ 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn trong bữa cơm ngày 1 lần. Dùng liền 1 tuần.


Bài 5: Trường hợp can thận hư tổn, đau đầu hoa mắt: Thịt trai 250g, câu kỷ tử 15g, cúc hoa 15g. Sắc nước thuốc rồi thêm đủ nước để hầm thịt trai, ăn mỗi ngày một lần. Dùng liền 3-5 ngày.


Bài 6: Đau đầu, tăng huyết áp: Thịt trai 50g, râu ngô 20g, cho vào nồi hầm nhừ, khi ăn vớt bỏ bã râu ngô, thêm hành 10g, gừng 3g, gia vị vừa đủ. Ăn trong ngày.


Bài 7: Suy nhược cơ thể, sợ gió, tay chân lạnh: Thịt trai 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Thêm nước nấu canh, khi chín vớt bỏ bã xuyên khung, thêm gia vị, chia vài lần ăn trong ngày, dùng liên tục 5 - 7 ngày.


Bài 8: Dùng cho người hay nhức mỏi cơ xương khớp, ho có đờm: Thịt trai 100g, thịt lợn nạc 50g, tất cả băm nhỏ, ướp gia vị, trộn đều, viên thành viên chả, bọc với lá lốt, cho vào vỉ nướng chín, ăn trong bữa cơm. Có thể ăn thường xuyên.

 

Theo SKĐS

 

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi