Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Hội chứng ngừng thở khi ngủ không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến suy tim, đột quỵ… Có nhiều biện pháp để điều trị, trong đó thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh có thể cải thiện hiệu quả hội chứng ngừng thở khi ngủ.
1. Hội chứng ngừng thở khi ngủ có thể gây hậu quả gì?
Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng ngừng thở khi ngủ có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Ngừng thở khi ngủ làm tăng nhịp tim và gây huyết áp cao, gây áp lực lên tim. Những người không kiểm soát tình trạng này có nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ cao hơn so với những người không bị.
Biến chứng nguy hiểm nhất của hội chứng ngừng thở khi ngủ mà người bệnh phải đối mặt là khi lượng oxy trong máu giảm đột ngột, gây tăng áp cho hệ tuần hoàn và tim gây đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim…
Ngoài ra, việc hạn chế trong giấc ngủ làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, dễ bị kích động, lái xe thiếu tập trung quan sát nên dễ gây tai nạn giao thông, rất nguy hiểm.
Hậu quả của hội chứng ngừng thở khi ngủ còn ảnh hưởng nhiều đến khả năng, hiệu quả lao động và chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh rất khó tập trung, có cảm giác mơ màng, đau đầu, trầm cảm, giảm ham muốn tình dục…
Để chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ cần phải khai thác kỹ bệnh sử, thăm khám lâm sàng cẩn thận và các yếu tố nguy cơ. Vì vậy, TS. BS. Phạm Thị Bích Thủy khuyên người bệnh hoặc người thân trong gia đình khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu: ngáy to hoặc phì phò, thở hổn hển kéo theo những cơn ngừng thở khi ngủ cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và có biện pháp can thiện phù hợp.
Người bệnh có thể cần làm các xét nghiệm chuyên sâu như: Đo đa ký giấc ngủ, nghiệm pháp Muller, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, đo đường kính sọ mặt, nội soi đường thở trong giấc ngủ do thuốc gây ra… Đây là những kỹ thuật cao hiện đại giúp bác sĩ có những quyết định hợp lý để điều trị cho bệnh nhân.
Có nhiều biện pháp điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ, với mức độ khó thở được đánh giá là chưa rõ rệt, thì thay đổi lối sống và chế độ ăn uống được đánh giá là những biện pháp hỗ trợ điều trị đơn giản, dễ thực hiện và tương đối có hiệu quả.
Bệnh nhân cần thực hiện lối sống khoa học, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; Tập thể dục thể thao thường xuyên; Giảm cân nếu có béo phì; Không lạm dụng thuốc an thần gây ngủ…
Đặc biệt, chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên những thực phẩm lành mạnh giúp duy trì cân nặng hợp lý và bảo vệ sức khỏe tim mạch, không hút thuốc lá, không uống rượu bia… rất quan trọng đối với người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ.
Người bị hội chứng ngừng thở khi ngủ nên ưu tiên những thực phẩm lành mạnh.
3. Chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bị hội chứng ngừng thở khi ngủ kiểm soát cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng tim mạch, đột quỵ.
Một chế độ ăn uống lành mạnh nên bao gồm nhiều loại trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh và các nguồn protein tốt. Nghiên cứu cho thấy các loại thực phẩm trên đặc biệt có lợi tốt cho sức khỏe và tim mạch bằng cách cải thiện chức năng của tim hoặc ngăn ngừa các tình trạng góp phần gây ra bệnh tim.
3.1. Thực phẩm nên ăn
Người bệnh nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tổng thể và bảo vệ sức khỏe tim mạch như:
- Rau xanh
- Trái cây tươi
- Các loại ngũ cốc
- Các loại đậu và quả hạch
- Cá
- Thịt nạc được chế biến tối thiểu
- Sữa ít béo
- Những thực phẩm chứa chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch bao gồm: Cá nhiều dầu như cá thu, cá mòi và cá hồi; các loại hạt; dầu ô liu, quả bơ…
Các thực phẩm chứa chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch.
3.2. Thực phẩm cần hạn chế
- Ngũ cốc tinh chế: Bột mì trắng, bánh mì trắng, bánh quy giòn, món tráng miệng, bánh ngọt…
- Thực phẩm chứa đường bổ sung: nước ngọt có gas, nước trái cây thêm đường, nước trái cây đóng hộp…
- Thức ăn nhanh: thịt nướng, gà rán, khoai tây chiên…
- Thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt nguội…
Người bị hội chứng ngừng thở khi ngủ cần lưu ý hạn chế tối đa uống rượu bia. Ít nhất là không uống rượu trong vài giờ trước khi đi ngủ. Vì uống rượu có thể gây ra chứng ngừng thở khi ngủ, ngủ ngáy do thư giãn cơ đường thở và các rối loạn giấc ngủ khác.
Các nghiên cứu cho thấy uống rượu có thể gây ra các đợt ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở những người thậm chí không mắc chứng này. Đối với người đã mắc, uống rượu có thể làm cho dấu hiệu tắc nghẽn trầm trọng hơn.
Tin mới
- 6 liệu pháp giảm ho tại nhà - 19/08/2022 01:29
- Những lưu ý cần thiết khi dùng đu đủ chữa bệnh - 16/08/2022 01:35
- 11 đồ uống giúp ổn định đường huyết ở người bệnh đái tháo đường - 04/08/2022 01:17
- 5 lợi ích sức khỏe từ cây phượng đỏ có thể bạn chưa biết - 28/07/2022 07:05
- 4 loại thực phẩm người mắc cúm A nên ăn để tăng cường sức đề kháng - 21/07/2022 04:08
Các tin khác
- Nguyên tắc khi uống nước bạn không được quên - 05/07/2022 01:10
- Củ mã thầy - Thức ăn giải nhiệt, vị thuốc trị bệnh - 29/06/2022 02:54
- Lợi ích của việc bổ sung vitamin C - 16/06/2022 03:31
- Trà thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan B - 07/06/2022 01:22
- 5 mẹo bảo vệ trái cây và rau quả luôn tươi ngon trong mùa nóng - 01/06/2022 06:54