Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Trong kho tàng kinh nghiệm dân gian nước ta, việc dùng các cây thuốc quanh nhà quanh vườn, dễ kiếm dễ tìm để chữa trị và phòng ngừa bệnh tật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của y học cổ truyền.
Mỗi cây có thể được dùng để chữa một bệnh đặc trưng hoặc chữa nhiều bệnh khác nhau, có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với nhiều thảo dược khác. Một số đã được nghiên cứu hiện đại chứng minh, còn lại phần lớn là dùng theo kinh nghiệm truyền miệng từ lâu đời. Bài viết này xin được dẫn ra một số ví dụ điển hình để bạn đọc có thể tham khảo .
Lá dâu chữa bệnh
Theo dược học cổ truyền, lá dâu vị đắng ngọt, tính mát, có công dụng tán phong thanh nhiệt, lương huyết và làm sáng mắt. Để chữa chứng ra mồ hôi trộm trẻ em có thể dùng :
Lá dâu khô 10g sắc với 200 ml nước, cô lại còn 50 ml chia uống vài lần trong ngày, có thể cho thêm rau má khô 5g;
Lá dâu tươi non 20g rửa sạch thái nhỏ nấu canh với thịt lợn nạc ăn hàng ngày; Lá dâu bánh tẻ 1 nắm nấu lấy nước tắm hàng ngày cho trẻ;
Lá dâu khô lượng vừa đủ nhồi làm ruột gối, gối đầu cho trẻ nằm, có thể kết hợp với vỏ đậu xanh phơi khô.
Lá dâu tằm chữa chứng ra mồ hôi trộm trẻ em.
Húng chanh
Công dụng này của húng chanh là nhờ ở tinh dầu mà đặc trưng là carvacrol. Theo dược học cổ truyền, húng chanh vị cay chua, tính ấm, có công dụng giải cảm, phát hãn, tiêu độc, thoái nhiệt. Khi bị đốt bởi các loại côn trùng như kiến, ong, bọ chó, bọ mèo, muỗi, sâu róm…có thể dùng:
Húng chanh tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp vào vết thương;
Lấy 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch, nhai trong miệng với vài hạt muối, nuốt nước còn bã thì đắp vào nơi bị côn trùng đốt;
Dùng tinh dầu húng chanh bôi tổn thương vài lần.
Chú ý : với những trường hợp có phản ứng toàn thân thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và cứu chữa khẩn cấp.
Lá vọng cách
Loại lá này vị chát tính bình, có công dụng thông tiểu, thoái hoàng, kích thích tiêu hóa…được dùng làm rau ăn và làm thuốc chữa bệnh gan từ rất lâu đời trong dân gian. Trong thành phần có chứa tinh dầu và các alcaloid như premnin, garianin có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và giảm đau trên mô hình thực nghiệm với chuột. Cao lỏng lá vọng cách làm giảm men gan và các biểu hiện tổn thương gan. Khi bị bệnh gan có thể dùng lá vọng cách để hỗ trợ trị liệu như :
Lá vọng cách tươi 50g sắc uống;
Lá vọng cách khô 10g, cây cà gai leo 20g, sắc uống;
Lá vọng cách khô 15g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, sắc uống;
Lá vọng cách tươi 40g, nhân trần 15g, diệp hạ châu 20, cam thảo đất 12g, sắc uống;
Lá vọng cách khô 15g, nhân trần 12g, thần khúc 12g, mạch nha 12g, actiso 12g, rơm nếp 12g, nghệ vàng 12g, cam thảo 6g, sắc uống.
Lá thông
Lá thông vị đắng ngọt, tính ấm, có công dụng khu phong, trừ thấp, chỉ thống. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, lá thông có tác dụng chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn. Khi mắc các chứng đau mỏi xương khớp có thể dùng:
Lá thông tươi nấu nước xông vào khớp bị bệnh;
Lá thông tươi, rửa sạch, băm nhỏ rồi đem ngâm với rượu để xoa bóp;
Lá thông lượng vừa đủ, nấu nước rồi ngâm các khớp bị đau, có thể phối hợp với lá lốt, xương sông, ngải cứu thì hiệu quả càng cao.
Tin mới
- Cà chua - thuốc thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát - 08/05/2020 02:22
- Biện pháp tự nhiên giảm trào ngược dạ dày - thực quản - 04/05/2020 03:12
- Bổ sung nước điện giải ion kiềm, tăng cường hệ miễn dịch mùa cúm - 29/04/2020 12:01
- Gương sen, ngó sen bổ huyết - 28/04/2020 23:42
- 7 loại trà thảo dược hỗ trợ trị chứng tương đồng COVID-19 - 28/04/2020 00:43
Các tin khác
- Dược thiện quý từ gạo nếp - 26/04/2020 11:26
- Tác dụng không ngờ của nghệ với dạ dày - 24/04/2020 12:56
- Khoai tây Mỹ– nguồn dinh dưỡng giúp bảo vệ sức khoẻ trong mùa dịch - 22/04/2020 03:32
- Thực phẩm có tác dụng thải độc cơ thể ai cũng nên biết - 21/04/2020 01:22
- Chuyên gia mách bạn chế độ dinh dưỡng tăng cường đề kháng, chống chọi với đại dịch - 21/04/2020 01:19