Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ
Rau cải cúc là loại cây trồng khắp nước ta, có khá nhiều tên gọi khác nhau như là: cúc tần, cải tần ô… đây là loại rau có hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng, tốt cho phòng chữa bệnh do giá lạnh từ trong và ngoài cơ thể.
Đông y cho rằng rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, lợi trường vị, thanh đàm hỏa, yên tâm khí. Rau có công hiệu chữa trị ho lâu ngày, làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt, nên được sử dụng cho các chứng như: ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản… Rau được sử dụng rộng rãi để chế biến các món canh và làm thuốc trị bệnh trong nhân dân. Thực tế đã có những phương thuốc cải cúc đơn giản và hiệu nghiệm. Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm). Dưới đây xin giới thiệu cụ thể một số phương thuốc từ rau cúc để cùng tham khảo và có thể chọn lựa áp dụng khi cần thiết.Chữa ho ở trẻ em: Lấy rau cải cúc 6g (thái nhỏ), sau cho vào cùng một chút mật ong đem hấp cơm, gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Chữa chứng ho dai dẳng: Rau cải cúc 100 - 150g, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, cần ăn trong 3 - 4 ngày là 1 liệu trình.
Chữa trị chứng đau mắt: Rau cải cúc 1 nắm rửa sạch thái nhỏ. Cá giếc khoảng 250g làm sạch bỏ ruột nấu cùng rau cải cúc ăn ngày 1 lần (theo Thực liệu kỳ phương). Kết hợp lấy rau cải cúc đã rửa sạch hơ nóng trên lửa, sau đó bọc vào vải sạch mỏng để chườm trên mắt (chú ý đừng hơ nóng quá, như vậy vừa giữ được chất tinh dầu chứa trong rau, song lại không gây bỏng mắt và làm vỡ các mạch máu nhỏ ở trong mắt) rất kiến hiệu (theo Thực liệu kỳ phương).
Chữa nhức đầu kinh niên: Rau cải cúc 15g, sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Kết hợp lấy rau cải cúc hơ nóng rồi chườm lên đỉnh đầu (nơi huyệt bách hội), và 2 bên thái dương vào lúc nào đau đầu hoặc vào buổi tối hàng ngày trước khi đi ngủ.
Cháo cải cúc
Canh cải cúc cá giếc: Thích hợp sử dụng cho người cao tuổi hoặc trẻ em ăn không tiêu, tiểu tiện ít, mệt mỏi. Nhờ tác dụng của món là bổ tỳ khai vị, trừ đàm thấp, hòa trung, kiện vị, lợi tiểu, làm khỏi ho đờm, gan nóng, hoa mắt, chóng mặt. Lấy cá giếc 500g, cải cúc 150g, rượu, dầu vừng, tiêu, muối vừa đủ. Rán vàng hai mặt cá cho ít rượu vào đảo sơ, cho gừng, sau cho chút nước đun sôi hạ lửa nhỏ đun tiếp cho nhừ cá, rồi cho rau cải cúc vào đun to lửa cho sôi nhào là được. Có điều kiện nên ăn một thời gian.
Canh cải cúc đầu cá mè: đầu cá mè to 1 cái, cải cúc 500g, gừng 3 lát, rượu, gia vị vừa đủ. Rán đầu cá vàng thơm, cho gừng vào đảo đều, rồi rưới rượu lên đầu cá, đổ nước vừa đủ hầm nhừ, cho cải cúc vào đun sôi nhào, nêm gia vị vào là được.
Món canh này làm tỉnh táo đầu óc, chống mệt mỏi, kém ăn, chống lạnh giá: nhờ tác dụng ôn trung, tán hàn, chữa ho đờm, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn do tiêu hóa kém, suy nhược, lạnh giá, là món canh của những ngày giá lạnh của người cao tuổi, người làm việc trí óc.
Tỳ vị hàn: Dạ dày ruột trong tình trạng lạnh, nếu ăn các loại rau cải nói riêng và rau thuộc loại hàn thì sẽ không thích hợp vì hàn sẽ ngộ hàn. Ở trường hợp đó nên chọn rau cải cúc để ăn. Sách viết: “Cải cúc làm ấm bao tử bằng cách nấu nhừ cải cúc”. Tất nhiên, nấu nhừ cải cúc sẽ làm mất giòn thơm như khi ăn tái.