Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Gạo lứt là thực phẩm giàu dinh dưỡng và một lựa chọn thay thế ưu tiên cho gạo trắng đối với người bệnh đái tháo đường. Ăn gạo lứt sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu vì gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng.
1. Gạo lứt có tốt cho người bệnh đái tháo đường?
Không giống như gạo trắng, một loại ngũ cốc tinh chế đã bị loại bỏ cám và mầm và gây ra tăng đột biến lượng đường trong máu, gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt với các chất dinh dưỡng lành mạnh còn nguyên vẹn. Mỗi khẩu phần gạo lứt chứa nhiều hơn gấp đôi lượng chất xơ ổn định đường huyết và lượng magiê cao gấp ba lần so với gạo trắng. Chính vì vậy, gạo lứt là thực phẩm được người bệnh đái tháo đường ưu tiên lựa chọn.
Gạo lứt có chỉ số đường huyết (GI) là 68, là thực phẩm có GI trung bình. Trong khi gạo trắng có chỉ số GI nhóm cao là 73. Điều này cho thấy rằng quá trình giải phóng đường từ gạo lứt sẽ không cao sau quá trình tiêu hóa. Nếu đường được giải phóng từ từ, chúng sẽ được hấp thụ và đào thải tốt hơn mà không khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Ngược lại, gạo trắng là thực phẩm có GI cao sẽ giải phóng nhiều đường hơn. Vì vậy, ăn gạo lứt sẽ an toàn cho người bệnh đái tháo đường hơn so với gạo trắng.
Gạo lứt nhiều dinh dưỡng và chất xơ, tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt có lợi cho hệ tiêu hóa và thúc đẩy cảm giác no, giúp người bệnh đái tháo đường duy trì cân nặng hợp lý và tránh xảy ra biến chứng. Trong gạo lứt còn có các hợp chất flavonoid có tính oxy hóa mạnh giúp chống viêm, hạn chế nguy cơ mắc các loại bệnh về ung thư, tim mạch, Alzheimer…
Gạo lứt cũng có thể giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách hỗ trợ giảm cân. Trong một nghiên cứu kéo dài 6 tuần ở 40 phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, ăn 3/4 cốc (150g) gạo lứt mỗi ngày giúp giảm đáng kể cân nặng, vòng eo và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Với các mẹ bầu được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, sử dụng gạo lứt giúp bổ sung magie để thúc đẩy quá trình sản sinh insulin để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
2. Nên ăn bao nhiêu gạo lứt mỗi ngày?
Gạo lứt là một thực phẩm tốt, nhưng lại chứa hàm lượng carbs cao. Do đó, vẫn cần bổ sung gạo lứt với lượng vừa phải để tốt cho sức khỏe người đái tháo đường. Trong đó, quản lý tổng lượng carb là một phần quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên lưu ý đến lượng gạo lứt ăn trong một bữa ăn.
Người bệnh đái tháo đường cần căn cứ vào lượng tiêu thụ tối ưu của mình dựa trên mục tiêu về lượng đường trong máu và phản ứng của cơ thể với carbs.
Nếu mục tiêu là 30g carbs mỗi bữa, cần giới hạn lượng gạo lứt là 1/2 chén (100g), có chứa 26 carbs. Phần còn lại của bữa ăn sau đó có thể được cung cấp bổ sung từ các lựa chọn carb thấp như ức gà và rau.
Ngoài việc xác định lượng gạo lứt cung cấp cho cơ thể, điều quan trọng cần nhớ là ngũ cốc nguyên hạt chỉ là một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Cố gắng kết hợp các loại thực phẩm bổ dưỡng khác trong mỗi bữa ăn, bao gồm protein nạc, chất béo lành mạnh, trái cây và rau ít carb.
Ăn một chế độ ăn đa dạng, cân bằng, một chế độ ăn nhiều thực phẩm toàn phần và hạn chế các sản phẩm chế biến, tinh chế không chỉ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất hơn mà còn giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.
3. Chế biến gạo lứt thành những món đơn giản, dễ ăn cho người bệnh đái tháo đường
Cần ăn chậm, nhai kỹ khi ăn cơm gạo lứt.
Nấu cơm gạo lứt: Vo gạo thật sạch rồi cho vào nồi, thêm nước cho phù hợp (thông thường 180g gạo thì đổ khoảng 475ml nước). Tùy theo khẩu vị người dùng có thể cho thêm 1 chút dầu ôliu hoặc muối.
Nếu sử dụng nồi cơm điện thì cắm điện và bật nút nấu như nấu cơm bình thường. Còn nếu sử dụng bếp đun thì đun sôi, rồi giảm nhỏ lửa. Gạo sẽ chín trong khoảng 45-55 phút.
Lưu ý: Nên ngâm gạo khoảng 8 tiếng trước khi nấu để mau chín. Không nên vo gạo quá kỹ, tránh bị mất chất dinh dưỡng ở lớp cám bên ngoài.
Nấu nước gạo lứt: Lấy khoảng 200g gạo lứt và cho vào chảo rang. Gạo lứt đã rang ngâm vào nước sạch trong 8 tiếng. Rồi lấy khoảng 2 lít nước lọc cho vào nồi, vớt gạo đã ngâm cho vào với 2 lít nước để đun.
Khi nước đã sôi thì đun nhỏ lửa, cho tới khi lượng nước còn khoảng 1 lít thì tắt bếp.
4. Cần lưu ý gì khi ăn gạo lứt?
Cũng tương tự như các loại cơm gạo khác, khi ăn cơm gạo lứt cần ăn chậm, nhai kỹ để hệ tiêu hóa hoạt động đúng cách, tốt cho sức khỏe.
Sau mỗi bữa ăn cần kiểm tra lại đường huyết để biết lượng gạo lứt ăn có đảm bảo đúng tiêu chuẩn và lượng đường huyết vẫn trong mức độ kiểm soát (bởi thông thường đường huyết sẽ tăng lên sau khi ăn). Để từ đó đưa ra định lượng và chế độ ăn phù hợp.
Tin mới
- 7 loại thực phẩm giàu magiê bạn không nên bỏ qua trong chế độ ăn - 01/08/2022 03:33
- 9 loại thuốc tương tác bất lợi khi dùng cùng vitamin C - 28/07/2022 07:03
- 15 thói quen giúp giảm huyết áp tự nhiên - 18/07/2022 03:37
- Thực phẩm hỗ trợ não bộ khỏe mạnh ngừa 'sương mù não' hậu COVID-19 ở trẻ em - 15/07/2022 06:44
- Ly nước đầu tiên trong ngày rất quan trọng - 12/07/2022 05:56
Các tin khác
- Ăn bơ hàng ngày giúp giảm cholesterol trong cơ thể - 07/07/2022 10:06
- Nhiều người bệnh đái tháo đường ăn tinh bột sai cách, vậy tính thế nào cho chuẩn? - 04/07/2022 02:24
- 14 loại thực phẩm lành mạnh tốt cho phụ nữ mang thai - 27/06/2022 01:15
- Hệ lụy do nắng nóng và cách đối phó - 22/06/2022 02:22
- Người bị đái tháo đường ăn uống thế nào để không bị suy dinh dưỡng? - 15/06/2022 04:51