Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Bổ sung vitamin C là rất phổ biến ở một số người nhằm tăng tăng cường sức khỏe. Song vitamin C có thể tương tác bất lợi với một số thuốc điều trị bệnh cần lưu ý...
1. Tác dụng của vitamin C với sức khỏe
Vitamin C hoặc axit ascorbic, là một loại vitamin tan trong nước không được tích trữ trong cơ thể mà phải bổ sung hàng ngày thông qua thực phẩm.
Vitamin C đóng vai trò trong việc kiểm soát nhiễm trùng và chữa lành vết thương, và là một chất chống oxy hóa mạnh có thể trung hòa các gốc tự do có hại. Vitamin C cần thiết để tạo ra collagen, một loại protein dạng sợi trong mô liên kết được dệt khắp các hệ thống khác nhau trong cơ thể: Thần kinh, miễn dịch, xương, sụn, máu...
Tình trạng thiếu vitamin C hiếm gặp, các tình huống có nguy cơ thiếu hụt cao nhất bao gồm: Chế độ ăn hạn chế trái cây và rau quả, hút thuốc hoặc tiếp xúc lâu dài với khói thuốc, lạm dụng ma túy và rượu...
Vitamin C có thể tương tác bất lợi với một số thuốc trị bệnh
Các dấu hiệu thiếu vitmain C bao gồm:
- Sưng hoặc chảy máu nướu răng và cuối cùng là mất răng
- Rụng tóc
- Chậm chữa lành vết thương ngoài da
- Mệt mỏi, khó chịu
- Thiếu máu do thiếu sắt do giảm hấp thu sắt
Mặc dù vậy, việc bổ sung quá nhiều vitamin C có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn đối với những người có bệnh từ trước như bệnh thận hoặc bệnh huyết sắc tố. Ngoài ra vitamin C cũng tương tác với một số loại thuốc khác.
2. Tương tác thuốc và vitamin C cần lưu ý
Một số người có nhiều khả năng gặp tác dụng phụ của vitamin C do dùng các loại thuốc có thể tương tác với vitamin C hoặc nếu họ có tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin này.
Ở dạng bổ sung, đặc biệt là ở liều cao, vitamin C có thể tương tác với một số loại thuốc. Để an toàn, không nên dùng vitamin C mà không có sự giám sát của bác sĩ nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào sau đây:
2.1 Thuốc kháng sinh
Kháng sinh nhóm beta lactam như penicilin, ampicilin, amoxicilin... không bền trong môi trường axit. Dưới tác dụng của axit như vitamin C sẽ làm cho vòng betalactam bị phá hủy, gây ra mất tác dụng của thuốc. Sử dụng vitamin C cùng lúc với các loại kháng sinh này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh.
2.2 Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Cả vitamin C với aspirin (một thuốc NSAID) đều là thuốc có tính axit. Việc sử dụng vitamin C gây axit hóa nước tiểu, làm giảm lượng aspirin trong nước tiểu và làm tăng nồng độ thuốc trong máu. Nếu sử dụng vitamin C cùng với aspirin, nó có thể gây ngộ độc aspirin.
2.3 Thuốc kháng axit có chứa nhôm
Vitamin C có thể làm tăng lượng nhôm mà cơ thể hấp thụ, có thể khiến các tác dụng phụ của những loại thuốc này trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc kháng axit có chứa nhôm phổ biến là maalox và gaviscon.
2.4 Thuốc an thần
Thuốc an thần có thể làm giảm tác dụng của vitamin C. Những loại thuốc này bao gồm phenobarbital, pentobarbital và seconobarbital.
2.5 Thuốc hóa trị
Là một chất chống oxy hóa, vitamin C có thể cản trở tác dụng của một số loại thuốc dùng trong hóa trị. Nếu đang hóa trị, không dùng vitamin C hoặc bất kỳ chất bổ sung nào khác mà không trao đổi với bác sĩ điều trị.
2.6 Thuốc tránh thai đường uống và liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Vitamin C có thể làm tăng nồng độ estrogen khi dùng chung với những loại thuốc này. Estrogen đường uống cũng có thể làm giảm tác dụng của vitamin C trong cơ thể.
2.7 Thuốc điều trị HIV
Vitamin C có thể làm giảm mức độ của indinavir, một loại thuốc được sử dụng để điều trị HIV và AIDS.
2.8 Thuốc chống đông máu
Vitamin C chống lại tác dụng chống đông máu của heparin và warfarin làm suy yếu tác dụng của thuốc chống đông máu. Nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ nếu sử dụng cùng nhau.
2.9 Các loại thuốc khác
Sử dụng nhiều vitamin C trong thời gian dài làm tăng sự kết hợp của axit oxalic và muối canxi. Nếu vitamin C kết hợp với canxi trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Sử dụng kết hợp vitamin C và thuốc kháng sinh nhóm sulfonamid có thể gây đái ra tinh thể và dẫn đến tổn thương thận.
Tin mới
- 6 tác hại khi ăn nhiều nghệ - 18/08/2022 01:00
- Thực phẩm đơn giản, quen thuộc giúp kiểm soát bệnh cường giáp - 15/08/2022 03:31
- 5 lợi ích với cơ thể bạn khi bạn ngừng uống rượu - 09/08/2022 03:55
- 4 nhóm người nên hạn chế ăn quả nhãn - 08/08/2022 02:02
- 7 loại thực phẩm giàu magiê bạn không nên bỏ qua trong chế độ ăn - 01/08/2022 03:33
Các tin khác
- 15 thói quen giúp giảm huyết áp tự nhiên - 18/07/2022 03:37
- Thực phẩm hỗ trợ não bộ khỏe mạnh ngừa 'sương mù não' hậu COVID-19 ở trẻ em - 15/07/2022 06:44
- Ly nước đầu tiên trong ngày rất quan trọng - 12/07/2022 05:56
- Gạo lứt là lựa chọn tốt cho người bệnh đái tháo đường, nên ăn thế nào cho đúng? - 11/07/2022 02:55
- Ăn bơ hàng ngày giúp giảm cholesterol trong cơ thể - 07/07/2022 10:06