Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Nhiều người bệnh đái tháo đường luôn có suy nghĩ mình phải hạn chế ăn tinh bột dẫn đến việc ăn quá ít, thậm chí có người bỏ hoàn toàn tinh bột. Đó là những cách ăn uống sai lầm có thể khiến tình trạng sức khỏe người bệnh suy giảm.
1. Ăn rất ít cơm hoặc bỏ luôn cơm
Những người kiên quyết loại bỏ tinh bột khỏi thực đơn không phải là ít, mặc dù khi đi khám bệnh đã được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn phù hợp nhưng vì quá lo sợ ăn tinh bột ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nên không dám ăn cơm, lâu dần thành quen.
Đó là những cách hiểu sai lầm và rất nguy hiểm cho người bệnh nếu duy trì chế độ ăn sai cách trong thời gian dài. Đối với người bệnh ĐTĐ thì việc biết được nhu cầu của mình ăn được bao nhiêu bát cơm/ bữa hoặc không ăn cơm thì thay bằng thực phẩm gì với lượng bao nhiêu là cực kỳ cần thiết. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể giúp người bệnh ĐTĐ và người chăm sóc cách tính được nhu cầu tinh bột trong ngày.
2. Các bước để tính lượng tinh bột hằng ngày cho người đái tháo đường
2.1 Tính cân nặng lý tưởng:
Cần lưu ý phải tính theo cân nặng lý tưởng vì có thể bạn đang thừa cân hoặc thiếu cân, do đó cần thiết phải đưa về cân nặng lý tưởng để tính nhu cầu cho phù hợp, cụ thể:
Cân nặng lý tưởng đối với nam giới là : Chiều cao x chiều cao x 22
Cân nặng lý tưởng đối với nữ giới là : Chiều cao x chiều cao x 21
(lưu ý chiều cao được tính bằng mét)
Ví dụ: một người nữ, cao 1.6m, thì cân nặng lý tưởng = 1.6 x 1.6 x 21 = 53.76 kg
2.2 Tính năng lượng trong một ngày
Với người lao động nhẹ như nội trợ, hành chính… thì năng lượng cần thiết trong một ngày được tính như sau:
Năng lượng = cân nặng lý tưởng x 30 kcal
Năng lượng cho người lao động trung bình như học sinh, sinh viên:
Năng lượng = cân nặng lý tưởng x 35 kcal; Ví dụ năng lượng cho một người lao động trung bình = 56 x 35 = 1960 kcal/ngày.
Với người lao động nặng như thợ rèn, vận động viên, nông dân trong ngày mùa:
Năng lượng = cân nặng lý tưởng x 40 kcal / ngày
2.3 Cách tính lượng tinh bột
Với người bệnh đái tháo đường, năng lượng do tinh bột cung cấp chiếm 50 – 60% tổng năng lượng.
Số gam tinh bột = số kcal do tinh bột cung cấp/ 4
Ví dụ người bệnh là một người lao động trung bình:
Năng lượng do tinh bột cung cấp = 55 x 1960/100 = 1078 kcal
Vậy, số gam tinh bột = 1078/4 = 270g/ ngày.
Với người bệnh đái tháo đường, năng lượng do tinh bột cung cấp chiếm 50 – 60% tổng năng lượng.
3. Phân chia lượng tinh bột vào các bữa ăn
Người bệnh ĐTĐ có thể không ăn hoặc ăn 1 hoặc 2 hoặc 3 bữa phụ trong ngày tùy theo tình trạng đường máu, tính chất công việc… Tuy nhiên, cần chú ý mỗi bữa phụ người bệnh ĐTĐ chỉ nên ăn khoảng 15g tinh bột, tương đương:
= 2.0 lạng quả bưởi hoặc một trong số các loại trái cây như thanh long, ổi, bưởi, đu đủ…
= 300 ml sữa không đường = 200ml sữa ít đường = 150ml sữa có đường
= 1 chiếc bánh cho người đái tháo đường
= 1 gói bột ngũ cốc cho người đái tháo đường
Lượng tinh bột các bữa ăn được tính bằng tổng số tinh bột tính ra theo nhu cầu trong ngày trừ đi phần tinh bột ăn trong bữa phụ rồi chia trung bình cho 3 bữa.
Ví dụ tiếp người bệnh là người lao động trung bình nói trên, giả sử ăn 3 bữa chính và 3 bữa phụ trong ngày thì:
Lượng tinh bột trong 3 bữa phụ = 3x15 = 45; Lượng tinh bột trong 3 bữa chính = 270 – 45 = 225g, như vậy lượng tinh bột trong 1 bữa chính = 225/3= 75g tinh bột/ bữa = khoảng 2 lưng bát con cơm.
Lượng tinh bột ứng với số cơm:
40g tinh bột = ½ bát con cơm = 1,2 lạng bánh phở = 1,6 lạng bún = 1,6 lạng khoai
50g tinh bột = 1 sét bát con cơm (khoảng giữa lưng và miệng bát) = 1,5 lạng phở = 2,0 lạng bún hoặc khoai
60g tinh bột = 1 miệng bát con cơm = 1,8 lạng phở = 2,4 lạng bún hoặc khoai
80g tinh bột = 2 lưng bát con cơm = 2,4 lạng phở = 3,2 lạng bún hoặc khoai
100g tinh bột = 2 sét bát con cơm = 3,0 lạng phở = 4,0 lạng bún hoặc khoai
Trước khi ăn thực phẩm nhóm tinh bột cần ăn thực phẩm nhóm chất xơ.
4. Cách ăn đúng
- Trước khi ăn thực phẩm nhóm tinh bột cần ăn thực phẩm nhóm chất xơ (rau củ). Kể cả nếu bữa sáng có ăn bún hoặc phở thì vẫn phải có nhiều rau ăn trước.
- Trái cây không nên ép nước mà nên để cả cùi, cả múi để tận dụng được nguồn chất xơ.
- Khi ăn thực phẩm nhóm tinh bột hấp thu đường nhanh như bánh mỳ, khoai nướng… cần ăn phối hợp nhiều rau hơn các thực phẩm cùng nhóm chế biến dạng luộc.
Tin mới
- 15 thói quen giúp giảm huyết áp tự nhiên - 18/07/2022 03:37
- Thực phẩm hỗ trợ não bộ khỏe mạnh ngừa 'sương mù não' hậu COVID-19 ở trẻ em - 15/07/2022 06:44
- Ly nước đầu tiên trong ngày rất quan trọng - 12/07/2022 05:56
- Gạo lứt là lựa chọn tốt cho người bệnh đái tháo đường, nên ăn thế nào cho đúng? - 11/07/2022 02:55
- Ăn bơ hàng ngày giúp giảm cholesterol trong cơ thể - 07/07/2022 10:06
Các tin khác
- 14 loại thực phẩm lành mạnh tốt cho phụ nữ mang thai - 27/06/2022 01:15
- Hệ lụy do nắng nóng và cách đối phó - 22/06/2022 02:22
- Người bị đái tháo đường ăn uống thế nào để không bị suy dinh dưỡng? - 15/06/2022 04:51
- 4 thức uống giải nhiệt mùa hè, giúp làn da tươi sáng - 14/06/2022 08:06
- Măng cụt không chỉ là 'nữ hoàng trái cây' mà còn là một vị thuốc quý - 14/06/2022 08:04