Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Măng cụt là một loại quả thơm ngon, rất giàu dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, được ví như “nữ hoàng trái cây". Không chỉ vậy, măng cụt còn là một vị thuốc quý, chữa đau bụng đi ngoài, vàng da…
1. Đặc điểm của cây măng cụt
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, măng cụt còn gọi là sơn trúc tử.
Tên khoa học Garcinia mangostana L. (Mangostana garcinia Gaertn.). Thuộc họ Bứa Clusiaceae (Guttiferae).
Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ sẫm, dày cứng, phía dưới có lá đài, phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt ăn được.
Măng cụt được trồng rộng rãi ở Nam Bộ. Ngoài ra, còn được trồng ở Philippine, Indonesia, Malaysia.
Người ta trồng chủ yếu để lấy hạt ăn; vỏ quả phơi khô dùng chữa đi ngoài lỏng hay đi lỵ.
Măng cụt chứa đường glucoza, maltoza và nhiều chất dinh dưỡng khác. Trong phần ăn được của quả măng cụt giàu dưỡng chất như chất đạm, chất béo. Ngoài ra, còn có carbonhydrates, chất xơ, calci, chất sắt, phốt pho... và vitamin như B1, C.
Được mệnh danh là "nữ hoàng trái cây" măng cụt còn có tác dụng trị bệnh.
2. Công dụng và liều dùng
Theo y học cổ truyền, măng cụt có vị ngọt, tính bình. Công năng kiện tỳ, dưỡng can, ích thận, sáp tinh, lợi ngũ tạng.
Ngoài ra, măng cụt còn hỗ trợ làm giảm mệt mỏi, phòng bệnh tim mạch, giúp giảm cân, chống lão hóa; hỗ trợ giảm huyết áp, giữ cân bằng dịch vị trong dạ dày.
Măng cụt làm dịu chứng hen suyễn, phòng ngừa đái tháo đường, giúp hưng phấn tinh thần, hỗ trợ giảm cholesterol...
Lưu ý: Không ăn loại để lâu múi ngả màu vàng, dễ bị ủng thối không lợi cho sức khỏe.
3. Món ăn bài thuốc từ măng cụt
- Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mệt mỏi ăn kém: Măng cụt chín mỗi lần ăn 3 - 5 quả, ăn hằng ngày.
- Giúp giảm cân: Măng cụt chứa nhiều chất xơ, nước, các kháng thể xanthones giúp hỗ trợ giảm cân. Sinh tố măng cụt là món ăn ngon, mát lạnh, thích hợp giải khát trong những ngày nắng nóng. Với thành phần chính là măng cụt và chanh, sinh tố măng cụt còn có hiệu quả tuyệt vời trong việc giảm cân.
- Chữa đau bụng đi ngoài, lỵ, vàng da (hoàng đản): Cho chừng 10 vỏ quả măng cụt vào một nồi đất hay nồi đồng (tránh nồi sắt hay nồi tôn) thêm nước vào cho ngập rồi đun sôi kỹ trong vòng 15 phút. Ngày uống 3 đến 4 chén to nước này.
Hoặc có thể dùng theo đơn sau đây: Vỏ quả măng cụt khô 60g, hạt mùi 5g, hạt thìa là 5g, nước 1200ml. Đun sôi, sắc kỹ cho cạn còn chừng một nửa (600ml). Mỗi lần uống 120ml. Uống mỗi ngày 2 lần.
Tin mới
- Nhiều người bệnh đái tháo đường ăn tinh bột sai cách, vậy tính thế nào cho chuẩn? - 04/07/2022 02:24
- 14 loại thực phẩm lành mạnh tốt cho phụ nữ mang thai - 27/06/2022 01:15
- Hệ lụy do nắng nóng và cách đối phó - 22/06/2022 02:22
- Người bị đái tháo đường ăn uống thế nào để không bị suy dinh dưỡng? - 15/06/2022 04:51
- 4 thức uống giải nhiệt mùa hè, giúp làn da tươi sáng - 14/06/2022 08:06
Các tin khác
- Việt quất, lựa chọn tốt cho người bệnh đái tháo đường - 13/06/2022 03:30
- Lợi ích sức khỏe không ngờ từ dầu dừa - 10/06/2022 02:43
- Ngày Vi chất dinh dưỡng 1-2/6: Nếu thiếu vi chất dinh dưỡng, bạn sẽ mắc các bệnh nguy hiểm này - 01/06/2022 01:37
- Hạt tiêu đen tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được - 30/05/2022 06:13
- Top 10 thực phẩm giàu kẽm bạn nên ăn để tăng cường miễn dịch - 18/05/2022 06:23