Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng. Nếu thiếu vi chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là với phụ nữ và trẻ em.
1. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng được cải thiện rõ rệt tại Việt Nam
ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020 cho thấy tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng được cải thiện rõ rệt. Kết quả điều tra cho thấy:
- Thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 9.5%, vitamin A trong sữa mẹ thấp là 18.3%;
- Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 19.6%, phụ nữ là có thai là 25.6% và ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 16.2%;
- Thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 63.5% và 58.0% là tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Tuy nhiên, theo ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến vấn đề bổ sung vi chất dinh dưỡng vẫn cần được quan tâm để nâng cao sức khỏe của nhân dân, đặc biệt đối với bà mẹ và trẻ em. Dưới đây những thông tin về vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với sức khỏe do ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến cung cấp.
2. Vai trò của vitamin và các biểu hiện của thiếu vi chất dinh dưỡng
Vitamin, chất khoáng có nhiều vai trò sinh học, tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Chất khoáng là thành phần quan trọng cấu tạo nên cơ thể, canxi, photpho là thành phần chính của xương và răng. Chất khoáng có nhiều tác dụng trong các chức phận sinh lý và chuyển hóa của cơ thể, duy trì áp lực thẩm thấu. Ăn thiếu chất khoáng sẽ sinh ra nhiều bệnh.
Thực phẩm hằng ngày là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất.
2.1 Thiếu vitamin A dẫn tới khô mắt
Vitamin A có vai trò quan trọng đặc biệt đối với quá trình tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ các biểu mô giác mạc, da, niêm mạc.
Thiếu Vitamin A khiến trẻ chậm lớn, còi cọc, hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, thiếu nặng đưa đến khô loét giác mạc, dẫn đến mù lòa.
Nhu cầu vitamin A ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là 400mcg/ngày, trẻ từ 3-5 tuổi là 500mcg/ngày.
Các thực phẩm có nhiều vitamin A như: thịt, gan, trứng gà, sữa, lươn... rau có màu xanh sẫm, quả có màu vàng, đỏ (gấc, cà rốt, bí đỏ, xoài, đu đủ) có nhiều beta carotene (là tiền vitamin A).
Bữa ăn cần đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn và thường xuyên thay đổi ngay từ khi trẻ nhỏ mới bắt đầu ăn dặm.
2.2 Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt
Sắt là thành phần của huyết sắc tố, tham gia vào quả trình vận chuyển ôxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Thiếu sắt gây thiếu máu. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ em và phụ nữ khi có thai.
Khi bị thiếu máu, cơ thể thường có biểu hiện: da xanh, niêm mạc môi, lưỡi, mắt, nhợt nhạt. Trẻ thiếu máu kém hoạt bát, học kém, thiếu tập trung hay buồn ngủ. Khi bị thiếu máu nặng, trẻ hay bị viêm nhiễm đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn. Phụ nữ có thai khi bị thiếu máu làm tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh của mẹ và con. Bà mẹ bị thiếu máu có nguy cơ sinh con nhẹ cân và dễ bị băng huyết khi sinh.
Sắt được cung cấp cho cơ thể từ hai nguồn là thức ăn động vật: thịt bò, lòng đỏ trứng gà, tim, gan, bầu dục, cá… và thức ăn thực vật: đậu, đỗ, rau lá xanh, mộc nhĩ, nấm hương… Để tăng hấp thu sắt nên ăn hoa quả chín, chúng cung cấp nhiều vitamin C và không uống trà sau bữa ăn.
Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng chủ động và an toàn nhất là thông qua nguồn thực phẩm để bổ sung vitamin và các khoáng chất trong từng bữa ăn hằng ngày
2.3 Suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu kẽm
Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym của cơ thể. Là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymerasa, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi AND và tổng hợp protein thúc đẩy quá trình tăng trưởng. Ngoài ra kẽm có vai trò quan trọng tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng, hình thành các tổ chức.
Thiếu kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, giảm sức đề kháng hay mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao. Thiếu kẽm còn gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm dễ nổi cáu.
Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy thiếu kẽm làm trẻ dễ bị mắc bệnh tự kỷ. Nhu cầu kẽm của trẻ dưới 1 tuổi là 8mg/ngày, ở trẻ 1-5 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng khoảng 20mg/ngày (tùy theo mức độ hấp thu).
Thực phẩm có nhiều kẽm : lòng đỏ trứng gà, sò. trai, hến, lươn, ốc, củ cải, đậu tương (đậu nành).
2.4 Còi xương do thiếu canxi và vitamin D
Trong cơ thể canxi có vị trí đặc biệt, 98% canxi nằm ở xương và răng, vì vậy canxi rất cần thiết đối với trẻ em có bộ xương đang phát triển.
Thiếu canxi có thể dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ nhỏ và loãng xương ở ngừời lớn. Bệnh còi xương ở trẻ em chủ yếu là do thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, cơ thể sẽ huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương.
Biểu hiện sớm của còi xương: Trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc, thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to, răng mọc chậm, lồng ngực dô, chậm biết ngồi, biết đi, biến dạng xương (chân vòng kiềng, chữa bát). Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ). Các thực phẩm có nhiều can xi: tôm, tép, cua, cá, sữa, phomai, rau diền, rau mồng tơi…vitamin D có nhiều trong dầu gan cá, cá biển, gan , trứng gà.
2. 5 Bướu cổ do thiếu I ốt
I ốt là vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, cần cho tổng hợp hoormon tuyến giáp, duy trì thân nhiệt, phát triển xương, quá trình biệt hóa và phát triển của não và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai.
Khi cơ thể bị thiếu i ốt, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng nên tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ. Ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non.
Khi thiếu iốt nặng trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay, chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác.
Trẻ bị thiếu iốt chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, ngễnh ngãng, học kém, thiếu nặng trẻ có thể bị đần độn.
Nhu cầu iốt ở trẻ em khoảng 90-120 mcg/ ngày. Các thực phẩm có nhiều iốt là các loại cá biển, rong biển, rau cải xoong, tảo, …
Cho trẻ uống vitamin A để nâng cao sức đề kháng
3. Làm gì để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng
Như chúng ta biết vi chất dinh dưỡng là những chất rất cần thiết cho sự sống còn của cơ thể, nhưng nhu cầu thì cần một lượng rất nhỏ có thể tính chỉ bằng mcg đến mg, nhưng khi thiếu lại gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy việc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là việc rất cần thiết cho mọi người, nhất là phụ nữ và trẻ em.
Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng chủ động và an toàn nhất là thông qua nguồn thực phẩm để bổ sung vitamin và các khoáng chất trong từng bữa ăn. Bữa ăn cần đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn và thường xuyên thay đổi ngay từ khi trẻ nhỏ mới bắt đầu ăn bổ sung (ăn dặm).
Khuyến khích các bà mẹ cho con bú ngay sau sinh để trẻ bú được sữa non vì trong sữa non có hàm lượng vitamin A cao giúp trẻ khỏe, tăng sức đề kháng và chống được các bệnh.
Trẻ nhỏ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì sữa mẹ là nguồn thực phẩm tự nhiên có đủ vi chất dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
Tin mới
- Người bị đái tháo đường ăn uống thế nào để không bị suy dinh dưỡng? - 15/06/2022 04:51
- 4 thức uống giải nhiệt mùa hè, giúp làn da tươi sáng - 14/06/2022 08:06
- Măng cụt không chỉ là 'nữ hoàng trái cây' mà còn là một vị thuốc quý - 14/06/2022 08:04
- Việt quất, lựa chọn tốt cho người bệnh đái tháo đường - 13/06/2022 03:30
- Lợi ích sức khỏe không ngờ từ dầu dừa - 10/06/2022 02:43
Các tin khác
- Hạt tiêu đen tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được - 30/05/2022 06:13
- Top 10 thực phẩm giàu kẽm bạn nên ăn để tăng cường miễn dịch - 18/05/2022 06:23
- Loại thực phẩm quen thuộc này cần giảm bớt để phòng ung thư và nhiều bệnh hiểm - 17/05/2022 02:33
- 6 thói quen gây hại cho tim mạch - 16/05/2022 02:05
- Những khuyến cáo về bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân ở trẻ - 10/05/2022 02:48