Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Vitamin rất quan trọng với sức khỏe, giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh tật... Nhưng bổ sung thế nào cho an toàn?
Dưới đây là 3 vitamin quan trọng, cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên phải biết sử dụng đúng, tránh lạm dụng nếu không sẽ gây tác hại.
1. Vitamin A
Một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc thiếu hụt vitamin A là giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như COVID-19. Bên cạnh đó, vitamin A cũng góp phần tăng cường thị lực, khả năng sinh sản, phát triển xương. Đây là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra. Chính vì vậy, việc cân bằng chế độ ăn uống để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng.
Nhóm rau quả chứa nhiều vitamin A.
Vitamin A giúp tăng cường cả hệ thống miễn dịch bẩm sinh (khả năng bảo vệ da, mắt, đường hô hấp, đường tiêu hóa và cơ quan sinh sản) và miễn dịch thích ứng của cơ thể (giúp bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra các kháng thể chống lại những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài, chẳng hạn như virus cúm). Carotenoid (một loại vitamin A có nhiều trong thực phẩm thực vật) cũng là một chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể chống lại quá trình viêm. Và giống như hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ miễn dịch, cách tốt nhất để bổ sung vitamin A chính là nguồn thực phẩm hàng ngày thay vì thuốc hay thực phẩm chức năng.
Hai nguồn cung cấp vitamin A chính trong chế độ ăn uống bao gồm: Carotenoid (thường có trong thực vật như khoai lang, cà rốt, rau chân vịt, các loại cải xanh...) và retinoid (có nhiều trong thức ăn từ động vật như gan bò, sữa, trứng, cá hồi,...).
Cách bổ sung vitamin A tốt nhất là đa dạng hóa bữa ăn, cân bằng các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt chú trọng các thực phẩm giàu vitamin A như trên. Song song là bổ sung đầy đủ chất béo tạo điều kiện cho quá trình hấp thu vitamin A.
Mỗi năm, ngành y tế tổ chức 2 đợt uống vitamin A vào ngày 1-2 tháng 6 và ngày 1-2 tháng 12 cho các trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ và trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A.
Do vậy khả năng thiếu hụt vitamin A sẽ rất thấp ở người có sức khỏe tốt, có một chế độ ăn đầy đủ. Trường hợp có nguy cơ thiếu vitaminA (chế độ ăn thiếu chất, giảm khả năng hấp thu…, nếu cần bổ sung vitamin dạng uống thì cần tư vấn bởi chuyên gia dinh dưỡng.
2. Vitamin D
Vitamin D là một dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động của hệ thống miễn dịch, đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phản ứng miễn dịch bằng cách tăng cường chức năng của tế bào T và đại thực bào, giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi mầm bệnh. Bên cạnh đó, nó còn có cả đặc tính kháng viêm, điều hòa miễn dịch và chức năng kích hoạt sự phòng thủ của hệ miễn dịch.
Đặc biệt, gần đây vitamin D còn gây nhiều chú ý do mối liên quan tiềm ẩn với nguy cơ mắc COVID-19. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng thiếu vitamin D có liên quan đến việc giảm chức năng phổi, làm giảm khả năng của cơ thể trong việc chống chọi với nhiễm trùng đường hô hấp. Ngược lại việc bổ sung vitamin D có thể tăng cường đáp ứng miễn dịch và bảo vệ chống lại nhiễm trùng đường hô hấp nói chung. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin D hoặc thiếu vitamin D đối với nguy cơ mắc COVID-19.
Mặc dù có rất ít nguồn thực phẩm cung cấp đủ vitamin D cần thiết, bạn vẫn có thể tối ưu hóa lượng vitamin D bằng cách tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời (15-20 phút, 3 ngày mỗi tuần). Bổ sung thêm một số loại thực phẩm giàu vitamin D như dầu cá (cá hồi, cá thu), gan bò, lòng đỏ trứng, các loại sữa bổ sung vitamin D... vào chế độ ăn uống của mình.
Lựa chọn thực phẩm chức năng để bổ sung các loại vitamin được nhiều người áp dụng. Hiện nay, các loại thực phẩm chức năng được bán trên thị trường để hỗ trợ bổ sung loại vitamin này rất nhiều, bao gồm vitamin D2, D3 hoặc hỗn hợp.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng, cần nói với bác sĩ về sức khỏe cơ thể, các loại bệnh lý đang mắc phải, thuốc đang uống... để đảm bảo an toàn cho việc bổ sung vitamin D. Nên uống thực phẩm bổ sung vitamin D vào buổi sáng, không dùng chung với cafe, trà hay đồ uống có gas, cồn vì sẽ ngăn cản quá trình hấp thu.
3. Vitamin C
Cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể được xem là chìa khóa giúp tăng cường sức đề kháng, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 đang lây lan rộng như hiện nay. Vitamin C góp phần bảo vệ hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ các chức năng tế bào khác nhau của cả hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng. Vitamin C tích tụ trong các tế bào thực bào, chẳng hạn như bạch cầu trung tính, tạo ra các loại oxy phản ứng, và cuối cùng là tiêu diệt vi sinh vật. Đồng thời, với đặc tính oxy hóa mạnh, làm giảm số lượng các gốc tự do có hại có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày. Hầu hết các chuyên gia đều khuyên bạn nên bổ sung vitamin C từ chế độ ăn nhiều loại rau quả tươi và trái cây, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt, hơn là sử dụng các loại viên uống tổng hợp.
Tin mới
- Uống nước khi thức dậy nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không phải loại nước nào cũng tốt - 05/10/2021 03:56
- 8 lưu ý quan trọng từ các chuyên gia y tế trong mùa dịch sốt xuất huyết - 01/10/2021 03:24
- Bộ Y tế: Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi - 27/09/2021 23:57
- 7 lợi ích của sữa hạt đối với sức khỏe - 26/09/2021 23:59
- Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương - 18/09/2021 12:16
Các tin khác
- Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tổn thương thần kinh và tàn tật - 29/08/2021 11:49
- 3 đồ uống có lợi, người bệnh tăng huyết áp nên sử dụng mỗi ngày - 25/08/2021 01:20
- Dấu hiệu cảnh báo xuất huyết tiêu hóa khi dùng thuốc giảm đau aspirin - 15/08/2021 06:31
- Ăn đủ và ăn đúng giúp tăng cường miễn dịch phòng COVID-19 - 12/08/2021 06:58
- Hội chứng “COVID-19 kéo dài” hiếm gặp ở trẻ em - 08/08/2021 12:03