Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ ba, 05 Tháng 10 2021 10:56

Uống nước khi bụng rỗng vào buổi sáng được xem là thói quen lành mạnh. Tuy nhiên không phải ai cũng nên uống và không phải loại nước nào cũng uống được.

 

Buổi sáng thức dậy uống một cốc nước khi bụng đói là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, một số người nghĩ rằng uống nước ngay khi thức dậy chẳng khác gì nuốt luôn vi khuẩn trong miệng vào cơ thể, do đó họ cho rằng nên đánh răng sau đó mới uống nước.

Thực tế, khi thức dậy buổi sáng, uống mộc cốc nước có thể giảm bớt áp lực trong cơ thể, làm loãng máu, giúp các cơ quan nội tạng hoạt động trơn tru, dưỡng da.

 

Uống nước khi thức dậy nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không phải loại nước nào cũng tốt - Ảnh 1.

Hơn nữa, dù bạn có đánh răng hay không, miệng của bạn vẫn sẽ chứa vi khuẩn nhưng trong ruột và dạ dày có một số tế bào khử trùng. Khi bạn uống nước, chúng sẽ phân hủy nước và tiêu diệt cả vi khuẩn trong nước nên không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nếu vẫn cảm thấy lo lắng, bạn cũng có thể giảm vi khuẩn trong miệng bằng cách đánh răng trước, sau đó uống nước.

Tuy nhiên, uống nước buổi sáng có thể làm hại cơ thể nếu uống không đúng cách, cách uống nước cũng khác nhau ở mỗi người.

 

Những người không nên uống nhiều nước vào buổi sáng khi bụng rỗng

Nhiều người cho rằng nước lành mạnh nên bất cứ ai cũng có thể uống. Quả thực, nước tốt cho sức khỏe nhưng với một số người, việc uống nước buổi sáng cũng cần phải cân nhắc, có thể uống nhưng không nên uống nhiều ngay.

 

Người dương ít, âm nhiều

Theo quan niệm của y học cổ truyền, trong cơ thể con người luôn luôn tồn tại khí âm và khí dương. Đại diện cho âm là phần huyết, còn đại diện cho dương là phần khí. Khi cơ thể khỏe mạnh, sinh lý bình thường thì âm dương trong cơ thể cân bằng với nhau. Vì một lý do nào đó như, do ảnh hưởng của điều kiện môi trường, hay do yếu tố bên trong về mặt tình cảm, hoặc do ăn uống, lao động, làm việc, ngủ nghỉ... thất thường sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng âm - dương trong cơ thể một cách tương đối, dễ dẫn tới tình trạng bệnh lý.

Vào sáng sớm, dương khí của cơ thể bắt đầu tăng lên. Một cốc nước buổi sáng sẽ cản trở sự phát triển của dương khí ở một số người, đặc biệt là những người ốm yếu, kinh lạc bị tắc nghẽn và dương khí thấp.

Bạn cũng có thể đánh giá bản thân có hợp uống nhiều nước vào buổi sáng khi mới thức dậy hay không bằng cách quan sát nước da. Nếu da ẩm và sáng chứng tỏ cơ thể đủ dương. Nếu da khô và sạm, có nghĩa là trong cơ thể ít dương, âm nhiều, người như vậy cần tăng dương khí sau khi ngủ dậy, không nên uống nhiều nước, nếu không nó sẽ cản trở sự phát triển của dương khí.

 

Uống nước khi thức dậy nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không phải loại nước nào cũng tốt - Ảnh 2.

Người lá lách và dạ dày kém

Nhiều phụ nữ có triệu chứng sau khi ngủ dậy uống nước liền bị chóng mặt, có người sưng tấy mặt, nguyên nhân là do dư ẩm. Đặc biệt đối với những người có lá lách và dạ dày hoạt động kém sẽ khiến việc chuyển hóa nước và độ ẩm không ổn định, nhất là vào buổi sáng nên sau khi uống nước sẽ dễ gây ra các triệu chứng như chóng mặt và nhức đầu.

Hơn nữa, những người có lá lách, dạ dày yếu thường có các biểu hiện như chán ăn, dễ buồn nôn, thường xuyên bị nấc, đầy bụng, tiêu chảy, khó chịu ở dạ dày, tốt nhất nên uống ít nước vào buổi sáng để tránh ảnh hưởng thêm đến chức năng của lá lách và dạ dày.

Người mắc bệnh về phổi

Phổi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước. Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng ngoài hô hấp, một vai trò quan trọng khác của phổi là điều hòa đường nước. Tức là phổi có thể điều hòa sự chuyển hóa của nước và dịch, chủ yếu là thông qua việc dùng khí của phổi để vận chuyển chất lỏng trong cơ thể đến tất cả các bộ phận.

Nếu có các rối loạn chức năng phổi, như thường xuyên tức ngực, khó thở, thở khò khè, tim đập nhanh, ho và có nhiều đờm, nghẹt mũi và chảy nước mũi, thì quá trình chuyển hóa nước cũng kém và uống nước bừa bãi sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

 

Người thận yếu

Y học Trung Quốc tin rằng thận quản lý nước. Thận đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì sự cân bằng nước - chất lỏng trong cơ thể. Nếu chức năng thận có vấn đề thì nên chú ý uống nước nhiều hơn, nếu không sẽ bị phù nề, tiểu tiện kém. Khi không có nhu cầu uống nước, không nên ép mình uống, giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng.

Uống nhầm nước gây hại cho cơ thể

 

1. Không uống nước lạnh

Uống nước khi thức dậy nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không phải loại nước nào cũng tốt - Ảnh 3.

Buổi sáng thức dậy, nếu chúng ta uống nhiều nước lạnh sẽ gây ra những tổn thương lớn cho các cơ quan trong. cơ thể, dễ gây các tình trạng như chuột rút đường tiêu hóa .

Trên thực tế, chúng ta nên uống một cốc nước ấm sẽ tốt hơn vì nó có thể thúc đẩy nhu động của dạ dày và ruột tốt hơn, từ đó thải độc ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn.

 

2. Không uống nước muối nhạt

Nhiều người có thói quen uống nước muối nhạt, đặc biệt là sau khi tập thể dục. Tuy nhiên khi vừa ngủ dậy buổi sáng, việc uống nước muối nhạt sẽ không mang lại những lợi ích nhất định cho cơ thể mà còn tăng thêm gánh nặng.

Một số người bị cao huyết áp nên thận trọng khi sử dụng nước muối loãng, vì huyết áp của họ tương đối cao, uống nhiều nước muối loãng sẽ khiến huyết áp tăng lên đáng kể, dễ sinh ra các bệnh trong cơ thể và gây nguy hiểm đối với sức khỏe.

 

3. Không uống đồ uống có ga

 

Uống nước khi thức dậy nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không phải loại nước nào cũng tốt - Ảnh 4.

Nên hạn chế dùng đồ uống có ga, nhất là vào buổi sáng bởi loại nước này chứa nhiều đường, sẽ gây gánh nặng cho dạ dày khi mới thức dậy, uống lâu ngày còn dẫn đến cơ thể béo phì.

 

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi