Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi dịch COVID -19 xảy ra từ cuối năm 2019 đến nay trên thế giới cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin phòng ngừa. Theo đó, cơ thể với hệ miễn dịch khoẻ và sức đề kháng tốt là yếu tố tiên quyết để chúng ta ít có nguy cơ bị bệnh hoặc bị bệnh thì triệu chứng sẽ giảm nhẹ. Do đó, tđể có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì cần chế độ ăn đa dạng đầy đủ chất dinh dưỡng và không quên bổ sung các vitamin khoáng chất. Bởi tất cả các vitamin có vai trò tham gia vào quá trình chuyển hoá, các vitaminh như C, D, A, E tham gia vào hoạt động của tế bào miễn dịch đặc biệt là tế bào bạch cầu nên sẽ hỗ trợ sức đề kháng tốt hơn.
Hệ miễn dịch – hàng rào giúp bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh
Cũng theo PGS Lâm, hệ miễn dịch được coi là hàng rào rất quan trọng để bảo vệ cơ thể giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hàng ngày.
Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, bao gồm hai loại cơ bản kết hợp với nhau để tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm - “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.
Hiểu một cách đơn giản miễn dịch chính là khả năng phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập.
Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bằng hệ thống “hàng rào phòng thủ” với nhiều lớp, có tính tăng dần từ cấp độ tế bào, mô tới các bộ phận.
Trong trường hợp nếu tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ phải vượt qua lớp phòng thủ đầu tiên là các rào chắn vật lý như: như mũi, miệng, mắt... và da.
Như chúng ta đã biết, bệnh COVID-19 xâm nhập vào cơ thể khi của chúng ta qua đường hô hấp, trong đó người lành tiếp xúc với các giọt bắn, hoặc vô tình hít phải dịch tiết mũi họng, nước bọt,… hoặc do chạm phải các vật chủ chứa mầm bệnh, sau đó đưa tay lên mặt, mũi, miệng,… tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, sản sinh ra hàng trăm con. Khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế, chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Đến một lúc nào đó, tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng virus đủ lớn sẽ phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người, bệnh sẽ phát ra.
Theo đó, với cơ chế này nhiều người có khả năng không mắc một số bệnh tật nào đó mặc dù sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh nhờ sự miễn dịch. Nhưng có những người lại “gục ngã” khi mắc bệnh cho dù là tác nhân gây bệnh rất nhẹ bởi hệ miễn dịch yếu. Vì vậy, với những người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu hay mắc kèm những bệnh lý nền khác thì sẽ dễ nhiễm bệnh và có diễn tiến tăng nặng, từ đó người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm hơn so với những người có hệ miễn dịch tốt.
Tăng cường miễn dịch thế nào để bảo vệ cơ thể trước dịch bệnh?
PGS. Lâm cũng cho biết, để tăng cường hệ miễn dịch cần phải có chế độ dinh dưỡng tốt với đầy đủ chất, đa dạng thực phẩm, ăn đủ lượng protein bởi protein giúp chuyển hoá các chất trong cơ thể, nó là cácemzim. Bên cạnh đó, không quên bổ sung nhóm các vitamin và khoáng chất. Bởi các Vitamin và khoáng chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sản sinh năng lượng, duy trì các hoạt động sống, nâng cao miễn dịch của cơ thể. Mỗi loại vi chất có những công dụng riêng và đều chứa trong nguồn thực phẩm hàng ngày.
“Chính vì vậy, chúng tôi khuyến cáo người dân nên đa dạng hoá các bữa ăn hàng ngày từ 15 đến 20 nhóm thực phẩm hàng ngày. Trong các vitamin này có vitamin nhóm A, E. C, D, và các khoáng chất như kẽm, selen…rất tốt cho sức để kháng của cơ thể”. PGS. Lâm nói.
Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo, có tác dụng đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Vitamin A có trong thịt động vật, các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác.
Vitamin C có chức năng như một chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hóa có hại. Ngoài ra, vitamin C còn có chức năng chống lại dị ứng, làm tăng chức năng miễn dịch…Vitamin C có trong hoa quả tươi như ổi,cam, táo và rau gia vị, rau lá…
Vitamin D giúp tăng cường hấp thu canxi, chuyển hóa canxi, hệ xương, hệ răng cần cho nhiều lứa tuổi, vitamin D cũng quan trọng với hệ miễn dịch. Trong thực phẩm hiện nay có ít caxi. Do đó, để có đủ canxi theo khuyến nghị cần phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày khoảng 15-20 phút…
Bên cạnh các vitamin, khoáng chất như kẽm, selen cũng là yếu tố rất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Vitamin và khoáng chất rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể (ảnh minh hoạ)
Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Kẽm có trong tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..).
Selen đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể và nó có ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Thiếu hụt selen gây ra ức chế chức năng miễn dịch, ngược lại nếu bổ sung selen sẽ tăng cường và/hoặc phục hồi khả năng miễn dịch. Nếu thiếu selen còn ức chế khả năng đề kháng chống nhiễm trùng. Selen có trong phủ tạng như thận, gan, những thức ăn động vật gồm thịt, trong cá và hải sản, đậu xanh nảy mầm…
Tin mới
- Bốn thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng trong mùa dịch COVID-19 - 12/05/2020 08:00
- Tập đứng 1 chân giúp ngừa đột quỵ và tăng cường sức khỏe - 06/05/2020 02:12
- Hôm nay, chỉ số tia UV ở Hà Nội ở mức gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người - 06/05/2020 02:05
- Bộ Y tế nâng cấp độ chống dịch - 01/05/2020 02:08
- Nguyên tắc vàng trong dinh dưỡng để tập yoga tại nhà - 23/04/2020 11:22
Các tin khác
- Tuần lễ tiêm chủng 2020: Vắc-xin cho tất cả mọi người - 22/04/2020 03:30
- Bổ sung gì vào chế độ dinh dưỡng để dễ tiêu hóa trong mùa dịch? - 20/04/2020 01:03
- Tập thể dục tại nhà khi cách ly - 14/04/2020 12:22
- Bộ Y tế giao 4 bệnh viện đầu ngành hỗ trợ Hà Nội xét nghiệm COVID-19 - 14/04/2020 03:06
- Những việc người cao tuổi cần làm để không bị COVID-19 tấn công - 20/03/2020 04:25