Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
TS.BS Nguyễn Quang Bảy - Phụ trách Khoa Nội tiết, Đái tháo đường (BV Bạch Mai) cho biết, cứ mỗi 8 giây trôi qua lại có 1 người chết do đái tháo đường. Dù đã được bác sĩ tư vấn nhiều kiến thức và kỹ năng nhận biết những sai lầm thường gặp của bệnh nhân đái tháo đường nhưng có rất nhiều sai lầm người bệnh hay mắc phải khiến bệnh ngày càng nặng nề hơn.
Theo TS.BS Nguyễn Quang Bảy, bệnh đái tháo đường là mối bận tâm của mọi gia đình. Trên thế giới có hơn 425 triệu người đang sống với bệnh đái tháo đường. Điều đáng nói là cứ 2 người bị đái tháo đường thì 1 người không biết mình bị bệnh. Tất cả các gia đình đều có thể bị ảnh hưởng bởi người bệnh đái tháo đường, vì vậy cần nhận thức được các dấu hiệu, triệu chứng của đái tháo đường để có thể phát hiện sớm.
Cũng theo TS. Bảy, điều trị đái tháo đường có thể rất tốn kém cho bản thân người bệnh và gia đình, có thể chiếm tới 1/2 thu nhập của gia đình. Vì vậy cần giúp người bệnh được điều trị sớm và có hiệu quả để tránh làm tăng chi phí, có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Dưới đây là 10 sai lầm người bệnh đái tháo đường rất hay gặp phải:
Chỉ cần kiểm soát đường huyết tốt
Theo TS.BS Nguyễn Quang Bảy, dù kiểm soát tốt đường huyết nhưng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường vẫn không giảm. Điều trị giảm đường huyết đơn thuần chỉ làm vỡ một phần rất nhỏ của tảng băng, vì vậy điều trị chỉ nhắm vào Glucose là không đủ.
Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, gánh nặng bệnh tật là rất lớn, bệnh nhân dễ bị rối loạn lipid máu, biến chứng tim mạch, bệnh thận đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp, bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh lý thần kinh ngoại biên và các bệnh lý đi kèm khác…
“Nếu bạn có tăng huyết áp có nghĩa có nguy cơ đột quỵ gấp 4 lần, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch gấp 3 lần. Cứ mỗi 3 phút có một người chết vì tăng huyết áp. Do đó cần kiểm soát tất cả các yếu tố bệnh tật, tuy nhiên chỉ 18% bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2 kiểm soát được cả 3 thông số: glucose máu, mỡ máu và huyết áp”- TS.BS Nguyễn Quang Bảy nói.
Chỉ đo đường huyết buổi sáng
Chỉ đo đường huyết buổi sáng liệu đã đủ? Theo các bác sĩ, thực tế là đường huyết dao động trong suốt cả ngày. Chính vì vậy, bệnh nhân chỉ đo đường huyết 1-2 lần mỗi tháng là không đủ.
Đặc biệt, nguy cơ của tăng đường huyết sau ăn là rất lớn. Tăng đường huyết sau ăn liên quan đến hàng loạt bệnh tật như bệnh tim mạch, bệnh võng mạc, giảm tưới máu cơ tim, tăng tỉ lệ tử vong, suy giảm chức năng nhận thức, tăng nguy cơ ung thư…. Mục tiêu đường huyết sau ăn 1-2h là dưới 10mmol/L - chuyên gia về đái tháo đường nói.
Không mang sổ y bạ, đơn thuốc cũ đi khám
TS.BS Nguyễn Quang Bảy nhấn mạnh, điều trị đái tháo đường là cả quá trình dài. Tuỳ mức đường huyết mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều thuốc dựa trên cơ sở là liều thuốc bệnh nhân đang dùng.
“Cùng một hoạt chất nhưng có thể có đến hàng chục dạng thuốc khác nhau nên nếu không có đơn cũ thì sẽ rất khó để kê đơn mới. Do đó, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên chụp và lưu lại đơn thuốc và xét nghiệ cũ vào điện thoại”- TS.BS Nguyễn Quang Bảy khuyến cáo.
Hết thuốc nhưng không mua dùng tiếp vì sắp đến ngày khám lại
Đây là sai lầm rất nguy hiểm. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 thiếu insulin sẽ làm đường huyết tăng cao, gây mệt mỏi, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 thiếu insulin 6 giờ có thể phải đi cấp cứu vì nhiễm toan ceto.
Bệnh nhân đái tháo đường nếu không dùng thuốc có thể dẫn đến sai lệch kết quả đường huyết, khó điều chỉnh liều thuốc.
Dùng mãi một đơn thuốc
Con người sẽ dần dần bị lão hoá, già yếu hơn. Bệnh đái tháo đường cũng vậy, khả năng tiết insulin sẽ giảm dần theo năm tháng.
Bác sĩ cho biết, bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh mạn tính tiến triển. Nhiều bệnh nhân có chỉ định tiêm insulin nhưng thực tế rất ít đồng ý tiêm. Lý do chủ yếu là do bệnh nhân không hiểu lợi ích của điều trị insulin sớm và cho rằng như vậy bệnh sẽ nặng hơn, trong khi thực tế điều trị insulin là diễn biến tự nhiên, không phải là bệnh nặng hơn.
Bệnh nhân đái tháo đường phải cắt bỏ một bên chân.
Dùng theo đơn thuốc của bệnh nhân khác
Mỗi người bệnh là một cá thể hóa điều trị, các chuyên gia nhấn mạnh, người dân tuyệt đối không được dùng chung đơn thuốc chữa bệnh.
Thích uống thuốc Đông y vì “lành hơn và rẻ hơn”
Các bác sĩ vẫn thường hỏi vui bệnh nhân rằng, nên trả 10 đồng bây giờ hay trả 1000 đồng về sau?
Thực tế có rất nhiều bệnh nhân tự uống thuốc nam, đắp thuốc lá, hoặc đang uống thuốc Tây y lại bỏ điều trị nghe theo mách bảo dẫn đến bệnh nặng nề hơn với các biến chứng võng mạc, biến chứng lở loét bàn chân, thậm chí cắt cụt chân.
Không biết cách cấp cứu hạ đường huyết
Hạ đường huyết là đường huyết ở mức dưới 4 mmol/L, theo các bác sĩ, hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng đường huyết. Hạ đường huyết trên 6 giờ có thể dẫn đến chết não.
Các hậu quả của hạ đường huyết phải kể đến hôn mê, tăng chi phí nằm viện, sa sút trí tuệ, mất tri giác, co giật, giảm chất lượng cuộc sống….
Để điều trị cấp cứu hạ đường huyết, TS.BS Nguyễn Quang Bảy cho biết, hãy thử đường huyết để chắc chắn là đường huyết thấp. Nếu bệnh nhân còn tỉnh nên cho uống nước đường, nước ngọt, ăn cơm…
Trường hợp bệnh nhân hôn mê cần đưa vào trạm xá truyền glucose gấp hoặc đưa ngay vào bệnh viện gần nhất, không nhất thiết đưa lên tuyến trên.
Một buổi sinh hoạt Câu lạc bộ bệnh nhân Đái tháo đường tại Bệnh viện Bạch Mai.
Khi bị ốm thì bỏ luôn thuốc đái tháo đường
Có không ít người bệnh nghĩ rằng bị ốm, ăn kém thì đường huyết sẽ hạ nên cần giảm hoặc ngừng uống thuốc đái tháo đường. Tuy nhiên thực tế khi bị ốm thì các hormone trong cơ thể sẽ tăng lên, làm đường huyết tăng cao.
Vậy cần làm gì nếu thấy cơ thể không khoẻ? Bác sĩ khuyến cáo, người dân cần đo đường huyết mỗi 3-4 giờ, đôi khi mỗi 1-2 giờ, ghi lại kết quả thử đường huyết.
Khi bị sốt thì dù ăn ít nhưng cơ thể lại cần nhiều insulin hơn cho nên cần giữ nguyên liều insulin. Tiếp tục theo dõi đường huyết và tình tình trạng bệnh vào lúc nửa đêm, kể cả khi rất mệt.
Tăng cường uống nước để ngăn chặn tình trạng mất nước. Ăn đúng bữa dù rất mệt. Nếu nôn nhiều thì uống nước có đường. Dùng được các loại thuốc cần thiết như hạ sốt, kháng sinh.
Tự chữa loét bàn chân ở nhà
Biến chứng bàn chân có chi phí điều trị tốn kém, thời gian nằm viện dài. Khi bệnh nhân đái tháo đường có loét bàn chân thì nguy cơ bị cắt cụt bàn chân rất cao, thậm chí phải cắt lên đến đùi.
Nhiều người cho rằng có thể tự chữa loét bàn chân ở nhà vì nghĩ vết loét nhỏ xíu không có gì đáng ngại và nó sẽ tự liền nhanh. Tuy nhiên trên thực tế nếu đã có vết loét bàn chân, dù rất nhỏ, nghĩa là bệnh nhân đã có nhiều biến chứng nặng như biến chứng thần kinh, mạch máu… Do đó cần phải đi đến bệnh viện ngay khi thấy có loét.
"Tự làm bác sĩ cho chính mình không khác gì tự làm đao phủ"- TS. Bảy khuyến cáo.
Mỗi giờ, có thêm hơn 1.000 người mắc đái tháo đường mới.
Cứ mỗi 8 giây, có 1 người chết do đái tháo đường.
Cứ mỗi 5 phút có 1 người bệnh đái tháo đường bị nhồi máu cơ tim
Cứ mỗi 30 giấy có 1 người bệnh đái tháo đường bị cắt chân
90% các trường hợp đái tháo đường type 2 là có thể phòng ngừa được
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Chữa ho bằng hoa - 28/11/2018 07:13
- 6 thực phẩm giữ ấm cơ thể và tăng cường miễn dịch mùa lạnh - 26/11/2018 05:14
- 7 cách tăng cường hệ miễn dịch cho bé những ngày đầu đông - 23/11/2018 04:34
- 5 thực phẩm nên tránh ăn khi mắc thủy đậu - 13/11/2018 06:59
- Cảnh báo 50 triệu người tại châu Á sẽ tử vong mỗi năm do kháng thuốc kháng sinh - 13/11/2018 06:55
Các tin khác
- Cách sử dụng thuốc an toàn khi trẻ bị sốt xuất huyết - 08/11/2018 04:14
- 11 lợi ích bất ngờ đạp xe mang lại cho sức khỏe và tinh thần - 22/10/2018 02:19
- Dược thiện đẩy lùi chóng mặt, ù tai, mệt mỏi - 15/10/2018 07:09
- Ðối phó các bệnh thường gặp khi giao mùa - 12/10/2018 02:49
- Hơn 47.500 ca mắc bệnh tay chân miệng, 6 trẻ tử vong - 01/10/2018 02:59