Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ năm, 08 Tháng 11 2018 11:14

Hạ sốt đúng cách và chọn thuốc phù hợp, không lạm dụng kháng sinh, không tự ý truyền dịch tại nhà … là những điều phải nằm lòng để tránh làm bệnh nhẹ chuyển nặng.

 

Mùa dịch sốt xuất huyết, nhiều cha mẹ tự ý mua thuốc về điều trị cho con, cũng không ít phụ huynh gọi dược sĩ đến nhà truyền dịch. Những sai lầm này có thể làm bệnh nặng hơn, mất cơ hội chữa trị kịp thời, thậm chí gây tai biến do thuốc ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.

 

Hạ sốt đúng cách và dùng thuốc phù hợp

 

Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột tới 39-40 độ C trong 2-7 ngày, nhức mỏi mình mẩy, đau sau hốc mắt, đau đầu dữ dội. Tâm lý sốt ruột khiến nhiều phụ huynh mắc 2 sai lầm: Tự ý sử dụng thuốc hạ sốt – giảm đau; uống quá liều và dồn dập.

 

Trẻ sốt xuất huyết chỉ được dùng thuốc hạ sốt chứa thành phần paracetamol đơn chất. Tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt chứa hoạt chất kháng viêm không steroid có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu. Uống các loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu trong cơ thể trẻ nghiêm trọng hơn, có thể gây xuất huyết (dưới da, dạ dày, nội tạng) và toan máu, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vây, cha mẹ cần lưu ý đọc kỹ thành phần thuốc hoặc hỏi dược sĩ để tránh dùng nhầm.

 

cach-su-dung-thuoc-an-toan-khi-tre-bi-sot-xuat-huyet-1

Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột 39-40 độ C. Ảnh: Smart Parenting

 

Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao khó hạ, nhất là những ngày đầu. Ngay cả khi uống thuốc hạ sốt, chỉ 30-45 phút sau trẻ đã có thể sốt cao trở lại. Điều này khiến cha mẹ lo lắng mà tự ý tăng liều, hoặc vừa uống vừa đặt hậu môn dẫn đến quá liều. Paracetamol không độc với liều điều trị, song khi quá liều sẽ chuyển hóa thành chất N-acetyl-benzoquinonimin gây độc cho gan, kể cả với thuốc hạ sốt nhét hậu môn.

 

Cha mẹ cần cho mẹ dùng thuốc đúng chỉ định bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Liều đúng là 10-15mg paracetamol/1kg cân nặng, ví dụ trẻ 10-15kg uống 1 gói Hapacol hàm lượng 150mg paracetamol. Tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ, tức là khoảng 4-6 tiếng mới cho trẻ uống hạ sốt một lần, tối đa 4-5 lần mỗi ngày.

 

Không lạm dụng thuốc kháng sinh

 

Nhiều phụ huynh coi kháng sinh là “thần dược” chữa được cả sốt xuất huyết. Song trên thực tế, kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng. Bệnh do virus gây nên, trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn.

 

Bác sĩ chỉ kê đơn kháng sinh trong một số ít trường hợp, ví dụ như trẻ vừa sốt xuất huyết vừa mắc thêm một bệnh nhiễm trùng khác (viêm amidan, viêm phế quản…). Và nếu dùng, cũng cần tránh các loại kháng sinh gây giảm tiểu cầu, hại gan, hại thận.

 

Lạm dụng thuốc kháng sinh chỉ gây lãng phí tiền bạc, nhờn thuốc và làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Sau này trẻ mắc bệnh nhiễm trùng có thể phải sử dụng loại kháng sinh đắt đỏ và tác dụng mạnh hơn. Nguy hiểm hơn, nếu trẻ có cơ địa dị ứng với kháng sinh, trẻ có vừa bị sốt xuất huyết, vừa bị dị ứng thuốc (tiêu chảy, phát ban, sốc…) khiến việc chữa trị phức tạp hơn nhiều.

 

Mỗi liều kháng sinh thường kéo dài 5-7 ngày. Một số trẻ bệnh diễn tiến nhanh và nặng, nhưng cha mẹ vẫn chần chừ đợi uống hết thuốc, xem có khỏi bệnh không mới đi khám. Chậm trễ có thể khiến trẻ gặp biến chứng, đánh mất cơ hội điều trị kịp thời.

 

Không tự ý truyền dịch tại nhà

 

Trẻ sốt xuất huyết thường bị mất nước, khô da, khô môi, mệt mỏi. Nhiều phụ huynh thấy vậy, bèn gọi người đến nhà truyền nước, hoặc mang con đến phòng khám thiếu chuyên môn và trang thiết bị cấp cứu. Trên thực tế, đã có trường hợp trẻ sốt xuất huyết tử vong bởi nguyên nhân này.

 

cach-su-dung-thuoc-an-toan-khi-tre-bi-sot-xuat-huyet-2

Nên đến cơ sở y tế lớn để thăm khám và truyền dịch. Ảnh: The Cambodia Daily

 

Truyền dịch có thể dẫn đến sốc phản vệ, phù nề, suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho con truyền dịch tại nhà hoặc phòng khám chưa được cấp phép thực hiện nghiệp vụ này. Nên đến các cơ sở y tế lớn để được thăm khám và điều trị đúng cách.

 

Khi trẻ sốt cao, nên bù dịch sớm bằng đường uống như nước sôi để nguội, dung dịch oresol, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh), nước cháo loãng pha muối. Đối với nước oresol cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên bao bì, pha nhiều hay ít nước hơn so với khuyến cáo đều gây hại. Ngoài ra, ăn uống đủ chất, bổ sung dinh dưỡng cần thiết, không kiêng tắm rửa… cũng khiến trẻ nhanh hồi phục hơn.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi