Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Hiện chưa phát hiện chủng virus cúm mới, cũng như sự đột biến làm tăng độc tính, hay gây kháng thuốc ở các chủng virus cúm lưu hành trên người tại Việt Nam. Đồng thời, cũng chưa phát hiện các chủng virus lạ nào tại Việt Nam.
Tiêm vaccine phòng bệnh cúm là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Ảnh minh họa |
Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng virus cúm ở nước ta, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia; thiết lập 2 Trung tâm Cúm quốc gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TPHCM. Đến nay, 2 Trung tâm này đều có khả năng xét nghiệm phát hiện các chủng virus cúm, kể cả chủng virus cúm có độc lực cao.
Hiện chưa phát hiện chủng virus cúm mới, cũng như sự đột biến làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng virus cúm lưu hành trên người tại Việt Nam và cũng chưa phát hiện các chủng virus lạ nào tại Việt Nam.
Những tháng cuối năm 2017 và đầu năm 2018, dù tại Trung Quốc đã ghi nhận nhiều trường hợp cúm A/H7N9 với 5 đỉnh dịch, song tại Việt Nam, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, chưa ghi nhận trường hợp cúm A/H7N9 kể cả trên người và trên gia cầm.
Nước ta cũng chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A/H5N6 ở người, cũng như chưa ghi nhận các ổ dịch cúm A/H5N8, cúm A/H5N2 trên cả gia cầm và người.
Dù chưa phát hiện chủng virus cúm mới, chủng virus lạ ở Việt Nam, nhưng Cục Y tế dự phòng vẫn nhấn mạnh: Nước ta nằm trong "điểm nóng" của khu vực Đông Nam Á, hằng ngày diễn ra nhiều hoạt động giao lưu, đi lại, thương mại với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, vì vậy nguy cơ lây lan các chủng virus cúm từ các nơi khác trên thế giới là rất lớn.
Trước những nguy cơ như đã nói trên, để chủ động giám sát các chủng virus cúm A/H7N9, ngoài việc triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia, Bộ Y tế cùng với Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức giám sát lấy mẫu bệnh phẩm trên gia cầm và ở người tại một số tỉnh có nguy cơ cao, nơi tập trung buôn bán gia cầm.
Bộ Y tế cũng đã sớm ban hành và triển khai Kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2018; đồng thời chỉ đạo các địa phương tăng cường hệ thống giám sát dịch bệnh, tăng cường công tác truyền thông chủ động phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng triển khai các hoạt động đáp ứng các tình huống dịch bệnh.
Văn phòng đáp ứng tình huống khẩn cấp phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế (Văn phòng EOC) thường xuyên theo dõi, giám sát dịch bệnh trong nước, quốc tế, kịp thời tiếp nhận, chia sẻ thông tin với các tổ chức quốc tế cũng như các đơn vị liên quan trong nước để nhanh chóng cảnh báo về những nguy cơ dịch bệnh và tổ chức các hoạt động đáp ứng một cách nhanh nhất.
Bộ Y tế khuyến cáo, để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, các chủng virus cúm lây truyền từ gia cầm sang người trong dịp Tết, lễ hội và mùa xuân, người dân cần thực hiện tốt các nội dung sau:
Vệ sinh mũi, họng hằng ngày, che mũi, miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Tiêm vaccine phòng bệnh cúm.
Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Người mắc bệnh cúm cần đeo khẩu trang và tránh đến chỗ đông người.
Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Bảo đảm an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm, thực hiện ăn chín, uống chín. Khi có biểu hiện của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời và cách ly.
Với 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N, virus cúm A có thể có nhiều loại phân tuýp cúm (có thể tới 144 loại) ví dụ như: H1N1, H2N2, H3N2, H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N2, H5N3, H5N8…
Trên thế giới, một số phân tuýp cúm A đã gây nên các đại dịch cúm như H2N2, H3N8, H3N2, H1N1... Trong một vài năm trở lại đây trên thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện và tái bùng phát của nhiều chủng cúm mới như: H5N1, H7N9, H5H6, H9N2, H5N2, H5N3, và H5N8.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, đặc tính biến đổi thường xuyên của các chủng virus cúm là rất đáng quan tâm, các gene của virus cúm có thể tái tổ hợp để tạo thành các chủng virus cúm đe dọa cho sức khỏe con người.
Tin mới
- Những người bị bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ - 27/02/2018 03:28
- Bệnh thận ở trẻ em có thể làm giảm chỉ số IQ - 26/02/2018 09:45
- Các tiến bộ trong tim mạch can thiệp - 21/02/2018 03:56
- Yến sào – Thực phẩm quý cho sức khỏe - 13/02/2018 08:29
- Dấu hiệu nhận biết mắc một số bệnh ung thư - 02/02/2018 03:18
Các tin khác
- Danh mục dược liệu phải đăng ký lưu hành tại Việt Nam - 02/02/2018 03:14
- Phẫu thuật thành công ca bướu giáp khổng lồ kèm cường giáp - 01/02/2018 07:35
- Chủ động phòng bệnh cúm khi giao mùa - 26/01/2018 07:23
- Việt Nam thực hiện ca ghép tế bào gốc chữa xơ phổi đầu tiên trên thế giới - 31/10/2017 03:27
- Phòng tránh dị tật thai nhi: Những kiến thức cần thiết - 12/10/2017 03:50