VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Mối duyên với nhà phật đã dẫn lối để Đại đức Thích Chiếu Bổn xuất gia khi còn rất trẻ. Với tấm lòng đức độ, bao dung, Đại đức đã dày công xây dựng Trung tâm từ thiện Làng tre (huyện Cẩm Mỹ - tỉnh Đồng Nai) để cưu mang, chăm sóc và nuôi dưỡng cho hơn 200 trẻ khuyết tật, mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa.
Đại đức Thích Chiếu Bổn (thế danh Huỳnh Văn Hòa) sinh ra tại Quảng Trị, ngay từ thuở lọt lòng đã thiếu thốn tình yêu thương của mẹ, của cha. 9 tháng tuổi, cậu bé Huỳnh Văn Hòa được mẹ nuôi đón về Đồng Nai nuôi nấng. Mặc dù được mẹ nuôi hết lòng yêu thương, chăm sóc, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, học hết lớp 9, Hòa xin phép mẹ nuôi đi học nghề điện tử để có thể sớm tự lập, phụ giúp gia đình.
Trong thời gian học nghề, sau những buổi tới trường, Hòa thường tìm đến chùa để làm việc và xin bữa cơm chay. Gần 4 năm lui tới chùa, người thanh niên trẻ cảm nhận có một mối duyên kỳ lạ với nhà Phật nên đã mạnh dạn nói lên nguyện vọng và xin phép mẹ nuôi được xuất gia.
Những đứa trẻ khuyết tật, mồ côi được Đại đức nuôi dưỡng, yêu thương và tạo cơ hội tới trường
Vậy là ở tuổi 19, khi những người bạn đồng niên người đi làm, người tiếp tục đi học, Đại đức Thích Chiếu Bổn chính thức xuất gia tại Tu viện Phước Hoa thuộc huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai). Sau một thời gian tu tập, tìm hiểu phật pháp, Đại đức được đi học lớp Sơ cấp Phật học, sau đó theo học trường Trung cấp Phật học tại Chùa Vĩnh Nghiêm và được giao nhiệm vụ làm Trụ trì chùa Làng Tre (huyện Cẩm Mỹ).
Đại đức mở quán cơm chay Thiện Duyên, lấy nguồn thu từ đây để tổ chức các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi nghèo trên khắp mọi miền tổ quốc. Càng đi, Đại đức càng chứng kiến nhiều hoàn cảnh éo le của trẻ khuyết tật, mồ côi và dần hình thành ước nguyện xây dựng Trung tâm cưu mang những số phận thiệt thòi. Bằng sự nỗ lực của Đại đức, sự hỗ trợ của gia đình, các phật tử, vào tháng 4 năm 2008 Trung tâm nhân đạo Làng Tre ra đời, trở thành nơi cưu mang những trẻ thơ bất hạnh.
Những ngày đầu thành lập năm 2010, Trung tâm Nhân đạo Làng Tre chỉ nuôi dưỡng, chăm sóc cho năm, bảy em nhỏ khuyết tật, mồ côi. Khi ấy, do kinh phí hạn hẹp, sơ sở vật chất còn tạm bợ, vì cách xa khu dân cư, chưa có điện sinh hoạt, khu nhà ở, bếp chỉ là những tấm bạt được căng ra để che nắng, che mưa nên đời sống của trẻ còn nhiều khó khăn.
“Người cha” nhân từ chăm lo cho đàn con
Dần dần, tiếng lành đồn xa, nhiều người biết, tìm đến và ủng hộ tâm sức của Đại đức Thích Chiếu Bổn, đồng thời cũng nhiều gia đình, hoàn cảnh khó khăn tìm đến nhờ cậy sự cưu mang của Trung tâm. Sau hai năm thành lập, Trung tâm đã đón nhận, nuôi dưỡng hơn 100 trẻ khuyết tật, mồ côi và người già neo đơn, và đến nay con số ấy dần tăng lên hơn 230 đối tượng. Nhờ sự giúp đỡ của các mạnh thường quân, các phật tử chung tay, những khu nhà của Trung tâm đã được dựng lên kiên cố, đời sống của trẻ cũng dần được cải thiện.
Theo lời chia sẻ của Đại đức, hầu hết trẻ đến với Trung tâm là các cháu bé cô nhi bị khuyết tật có hoàn cảnh éo le không người chăm sóc, nhiều cháu là trẻ mồ côi bị cha mẹ vứt bỏ ngay trước cửa Chùa, cũng có nhiều trường hợp Đại đức biết được hoàn cảnh nên đến đón về nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho học văn hóa, học nghề, tạo cơ hội cho các con thực hiện ước mơ.
Luôn mong mỏi các con có một cuộc sống ổn định hơn, Đại đức đã thành lập Làng nghề Thủ công mỹ nghệ Làng tre chuyên sản xuất, trang trí nội ngoại thất. Từ khi Làng nghề được thành lập, những người già không nơi nương tựa, người khuyết tật còn sức lao động, được bố trí làm nghề xâu chuỗi hạt cườm, đan chổi, kết hoa, làm con giống. Riêng với trẻ mồ côi, khuyết tật đang ở độ tuổi đi học được Đại đức cho đi học văn hóa, học nghề sửa chữa xe máy, lái xe, chụp ảnh, quay phim... Đại đức còn những lao động nông nhàn xã Xuân Quế được nhận vào dạy và làm nghề. Những sản phẩm được làm từ chính bàn tay, khối óc của người khuyết tật tại Trung tâm đã được trưng bày và bán sản phẩm tại quầy hàng lưu niệm BigC Đồng Nai nhờ sự hỗ trợ của dự án Big Cộng đồng. Hiện Làng nghề đang dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 120 lao động, đem lại thu nhập ổn định từ 1,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.
Tin mới
- Mái ấm của những thân phận thiệt thòi - 04/06/2018 03:25
- Tuổi già không ngăn bước chân thiện nguyện - 09/05/2018 03:27
- Người phụ nữ giấu mẹ chồng đi hiến máu hàng trăm lần - 03/05/2018 08:08
- Hội Thánh tin lành Hàn Quốc tại Hà Nội: Dấu ấn thiện tâm - 13/04/2018 07:50
- Ông Chín Thu mê thiện nguyện - 13/04/2018 07:38
Các tin khác
- Sàn Bất động sản Nha Trang Real: Chất lượng, giá trị, thịnh vượng và nhân văn - 13/04/2018 06:55
- Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông: Gắn phát triển kinh doanh với trách nhiệm xã hội - 12/04/2018 09:13
- Người thợ khắc đá nhân ái - 12/04/2018 09:06
- Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa - Sài Gòn: Mở cơ hội kết nối - 12/04/2018 08:56
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB): phát triển kinh doanh gắn với lợi ích của cộng đồng - 12/04/2018 06:33