Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Trên cơ thể Lê Kim Ngân, học sinh lớp 6/7 Trường THCS Nguyễn Văn Tư, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre, chỉ có đôi tay là cử động được.
Lê Kim Ngân giơ tay phát biểu trong giờ học - Ảnh: L.T.Nhã |
Từ thắt lưng đến chân của Ngân không còn cảm giác do bệnh viêm tủy lúc lên 4 tuổi. Mọi di chuyển, sinh hoạt của Ngân đều nhờ đến mẹ.
Từ nhỏ Ngân đã khao khát đến trường dù nhà trường e ngại và một lần từ chối khi Ngân 6 tuổi vì “sợ bệnh tật vậy lại chưa học qua mẫu giáo, có thể không theo kịp các bạn”.
Bà Nguyễn Thị Kim Ren, mẹ Ngân, tha thiết mong con được học, cuối cùng nhà trường đồng ý nhận Ngân vào... học thử.
Suốt những năm cấp I, Ngân không chỉ theo kịp các bạn mà còn là học sinh giỏi năm năm liền. Ngần ấy thời gian, mẹ Ngân đồng hành cùng con đến trường.
Năm học này Ngân vào lớp 6. Nhà cách trường gần 1km, việc đưa rước con ngày hai lượt của người mẹ càng trở nên vất vả. Đầu buổi chở con đến trường rồi cõng vào lớp, đặt con trên xe lăn (do Hội Chữ thập đỏ P.6, Q.Bình Thạnh, TP.HCM tặng) để Ngân ngồi học.
Hết buổi lại đến cõng con về. Có những hôm Ngân học hai buổi, số lần đưa rước gấp đôi như vậy.
Cô Ca Thanh Nhàn, hiệu phó Trường THCS Nguyễn Văn Tư, nói: “Trước đây lớp 6/7 ở tầng 2, ban giám hiệu thấy trường hợp của Ngân nên xếp lớp em học ở tầng trệt.
Tuy được ngồi ở phòng tầng trệt nhưng có lúc Ngân phải di chuyển sang các phòng khác để học môn tin học, nhạc, mỹ thuật.
Thế là mẹ em sau khi đưa con vào lớp, phải ngồi lại sân trường chờ đến lúc thay môn học để cõng con đến chỗ khác. Có phòng cách lớp gần 100m, có phòng ở tầng 1, tầng 2”.
Ngân học bài rất nhanh và có năng khiếu vẽ được bạn bè nói là “biệt tài”. Ngân có thể vừa xem tivi, vừa vẽ lại những hình ảnh sống động chạy trên tivi. “Lớn lên mình muốn làm nghề thiết kế thời trang” - Ngân tâm sự.
Thầy Đỗ Thanh Vũ, giáo viên chủ nhiệm lớp 6/7, cho biết đầu năm học, trong lớp có nhiều bạn hay nghịch phá, nhưng dần dà thấy Ngân chăm ngoan và học giỏi, các bài kiểm tra đạt toàn điểm 10, các bạn ấy như nhìn lại chính mình nên học hành tốt hơn lên.
“Nhiều bạn vào giờ chơi còn biết đẩy xe lăn đưa Ngân ra hành lang vui cùng bạn bè, tan học lại đem xe cất cho Ngân” - thầy Vũ kể.
Được bạn đưa ra sân chơi, Ngân vui vẻ, hoạt bát hẳn lên. Không chỉ chăm học ở trường, Ngân còn cố gắng phụ mẹ việc nhà như di chuyển trên xe lăn quét nhà, lặt rau, lau bàn ghế, vo gạo...
Trong căn nhà tình thương do chùa Hương Nghiêm ở xã Tân Thành Bình tặng gia đình Ngân, bà Ren nói cõng con đến trường vất vả như vậy nhưng bà vui và cảm thấy hạnh phúc vì con mình luôn được thầy cô giáo khen ngợi.
“Vài năm nữa tuổi tôi càng cao, Ngân ngày càng lớn thêm, không biết có còn cõng nổi con không nữa” - bà Kim Ren ngậm ngùi.
Nguồn: tuoitre.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
Các tin khác
- Cô giáo dạy tiếng Anh cho trẻ mồ côi Làng SOS - 09/02/2017 07:11
- Một phụ nữ giúp 4.500 người khuyết tật có việc làm - 07/02/2017 08:09
- Tấm lòng từ bi của “Hoà thượng chân đất” - 19/01/2017 06:01
- Lớp học xóa mù chữ miễn phí giữa vùng sóng nước - 13/01/2017 03:19
- Công ty Thương mại Xuất Nhập khẩu Thanh Lễ - TNHH MTV: Nỗ lực vì sự phát triển của cộng đồng - 04/01/2017 03:43