Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Bắt đầu từ việc giúp chính em trai vượt qua bệnh tật, một phụ nữ Ấn Độ thành lập tổ chức đào tạo nghề miễn phí và giúp khoảng 4.500 người khuyết tật tìm được việc làm.
Shanti Raghavan |
Khi cậu em trai 15 tuổi Hari Raghavan mắc chứng viêm võng mạc sắc tố và bắt đầu suy giảm thị lực, người chị gái Shanti Raghavan đang là chuyên gia công nghệ thông tin ở Mỹ.
Chị nhớ lại: “Chúng tôi đã rủ em sang Mỹ chơi. Chúng tôi chỉ tập trung vào những việc em tôi có thể làm chứ không phải những chuyện nó không thể. Tôi đưa em đi bơi, leo vách núi, chèo thuyền, đi khinh khí cầu, lặn dùng ống thở ngoài biển. Chúng tôi tin chắc là em tôi đã rất vui!”.
Trở về Ấn Độ, Hari Raghavan hoàn thành tấm bằng cử nhân thương mại và tiếp tục lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) chuyên ngành marketing tại Trường Narsee Monjee, một trong 10 trường hàng đầu tại Ấn Độ.
Trong suốt quá trình đó, Shanti Raghavan cùng chồng sát cánh hỗ trợ em. Họ tìm cho em các thiết bị đọc màn hình để cậu có thể học được. Họ giúp Hari Raghavan cách dùng gậy dò đường để tự đi lại, dạy cậu nấu ăn và truy cập mạng Internet. Tất cả những việc này đã giúp Hari Raghavan chủ động làm bất cứ việc gì cậu muốn.
Nhưng ngay cả khi đã có bằng MBA và trải qua tới 70 cuộc phỏng vấn xin việc, Hari Raghavan vẫn chưa được nhận vào làm ở bất cứ đâu.
Tại Ấn Độ, người ta vẫn còn định kiến cho rằng khuyết tật là một sự nguyền rủa của số phận với ai đó, và người khuyết tật rất khó xin việc. Nhưng rồi sau bao khó khăn, Hari Raghavan cũng đã được nhận vào làm việc ở Hãng Tata Finance.
Nhưng ngay cả khi em trai đã yên ổn cuộc sống thì với chị gái cậu mọi việc dường như vẫn chưa xong. Shanti Raghavan chia sẻ:
“Trong quá trình giúp em trai, chúng tôi cảm thấy mình cần phải làm gì đó với kiến thức đã có. Tại thời điểm ấy tôi vẫn chưa biết việc cần làm là gì, nhưng tôi cảm thấy mình có thể hỗ trợ những người cần giúp đỡ như em trai tôi”.
Năm 1999, Shanti Raghavan cùng chồng là anh Sutariya thành lập Tổ chức EnAble India ở Bangalore. Đây là nơi đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho những người khuyết tật, đồng thời hợp tác với các công ty chuyên đảm nhận những công việc người khuyết tật có thể làm.
Từ một khởi đầu khiêm tốn, tổ chức của vợ chồng chị đã hỗ trợ tích cực cho cuộc sống của hơn 130.000 người với nhiều dạng thức khuyết tật khác nhau, trong đó hơn 4.500 người được nhận vào làm tại 600 công ty.
Thuở ban đầu, vợ chồng Raghavan chỉ điều hành hoạt động của EnAble India theo kiểu một dự án bán thời gian. Nhưng rồi theo thời gian, ngày càng nhiều người biết về EnAble India và tìm tới xin được đào tạo.
Chị Shanti Raghavan cho biết tuy ban đầu chị không có ý dạy nghề cho tất cả những người khuyết tật, nhưng rồi EnAble India đã thấy rất hạnh phúc khi có thể tiếp nhận được mọi trường hợp khi họ tìm tới trung tâm. Sứ mệnh của EnAble India là làm mọi việc “vì sự độc lập kinh tế cũng như vì phẩm giá của những người khuyết tật”.
Một mặt lo trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho người khuyết tật, mặt khác EnAble India cũng tập trung tạo dựng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp có những loại hình công việc phù hợp với học viên của mình.
Họ nghiên cứu đặc thù của từng loại công việc, chọn những công việc khả thi, sau đó trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp để người khuyết tật có thể đảm nhiệm chúng.
Tới nay, những học viên được đào tạo ở EnAble India đã tham gia làm việc tại nhiều tổ chức như Accenture, Ascent India, Café Coffee Day, chuỗi bệnh viện Fortis, Goldman Sachs, IBM, Mphasis và Thomson Reuters.
Chưa hết, EnAble India còn hợp tác với Allegis - một công ty chuyên cung cấp và tuyển dụng nhân sự, tổ chức hội chợ việc làm trên mạng đầu tiên dành cho người khuyết tật tại Ấn Độ. Hơn 1.300 ứng viên và 100 nhà tuyển dụng của 40 doanh nghiệp trên toàn Ấn Độ đã tham gia sự kiện này.
Nguồn: tuoitre.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Tình người trong bệnh viện: 'Mời cô chú dùng cháo miễn phí' - 13/02/2017 04:57
- 21 năm dạy lớp học tình thương - 09/02/2017 07:27
- Lớp học 'nhà bà Mười' cho trẻ em xóm nhà lá - 09/02/2017 07:22
- Cảm động người mẹ cõng con gái vào lớp học mỗi ngày - 09/02/2017 07:16
- Cô giáo dạy tiếng Anh cho trẻ mồ côi Làng SOS - 09/02/2017 07:11
Các tin khác
- Tấm lòng từ bi của “Hoà thượng chân đất” - 19/01/2017 06:01
- Lớp học xóa mù chữ miễn phí giữa vùng sóng nước - 13/01/2017 03:19
- Công ty Thương mại Xuất Nhập khẩu Thanh Lễ - TNHH MTV: Nỗ lực vì sự phát triển của cộng đồng - 04/01/2017 03:43
- Nhóm Điểm tựa – Trung tâm PHCN cho người mù trẻ: Nỗ lực xây dựng Sách kỹ thuật số dễ tiếp cận cho NKT - 22/12/2016 04:03
- Đêm nhạc quyên góp quỹ từ thiện dành cho trẻ nghèo vùng cao - 22/12/2016 03:21