VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh..."Đêm cô không tài nào ngủ được khi nghĩ về hai đứa con, cô mà chết trước chú thì cả ba cha con nó sẽ sống như thế nào đây!", câu nói cứ bị ngắt quãng liên hồi bởi tiếng nấc nghẹn ngào của người mẹ nghèo bệnh tật khi nhắc đến hai đứa con không bình thường của mình khiến ai nấy không khỏi xót xa.
Chúng tôi đang muốn nhắc đến hoàn cảnh éo le của mẹ con cô Đỗ Thị Vì, SN 1957, trú tại thôn Thuận Sơn, xã Thuận An, huyện Đắk Mil, Đắk Nông.
Cô Vì năm nay đã 59 tuổi, nguyên là công nhân nhà máy cà phê Thuận An đã nghỉ hưu. Gạt đi dòng nước mắt khi nhìn hai đứa con gái tội nghiệp, cô bắt đầu câu chuyện bằng cái giọng thều thào của một người bệnh nặng.
Mặc dù đã lớn nhưng hai chị em Vân và Hoa không nhận thức được nhiều
Cô vốn là người gốc Thái Bình, trước đây là thanh niên xung phong ở chiến trường Đồng Xoài rồi đi kinh tế mới vào Đắk Nông từ những năm 1986. Năm 1992, cô và chú lấy nhau và sau đó 1 năm thì sinh được bé gái đầu lòng đặt tên Nguyễn Thị Vân. Cứ mỗi lần nhắc đến đứa con gái đầu, cô lại liếc mắt nhìn về bé Vân rồi lại mếu máo khóc. Cô kể ngày sinh bé bị khó sinh, băng huyết, bác sĩ bảo chỉ cứu được mẹ không cứu được con. Mặc dù rất đau đớn nhưng cô vẫn gắng gượng cầu xin bác sĩ giữ lại đứa con dù cô có chết, rồi thần may mắn như mỉm cười khi cô cũng hạ sinh bé an toàn.
Niềm vui trong ngôi nhà nhỏ như vỡ òa khi chào đón thêm một sinh linh bé bỏng, bao nhiêu yêu thương cô chú đều hướng về Vân.
Niềm vui chưa được bao lâu thì bao lo âu lại tràn về ngôi nhà nhỏ ấy khi bé Vân càng lớn lại càng có những biểu hiện không bình thường như những đứa trẻ khác. "Cứ mỗi lần đưa nó đến trường là trong lòng cô lại lo lắng lắm bởi vì không ai nhận nó vào học cả, cứ học được một thời gian là cô giáo lại trả về cho gia đình vì đầu óc nó không bình thường như con nhà người ta!", cô Vì nói trong tiếng nấc.
Cô luôn khóc mỗi khi nghĩ đến 2 đứa con tội nghiệp của mình
Thương con nhưng bất lực, cô đành cho Vân ở nhà và hằng ngày sau giờ làm tranh thủ dạy con từng nét chữ, con số nhưng tất cả cũng chỉ là nước đổ lá khoai, dạy bao nhiêu Vân cũng không nhớ được chữ nào.
Nỗi đau lại một lần nữa gõ cửa nhà cô khi đứa con thứ hai là bé Nguyễn Thị Hoa (SN 1999) từ khi sinh ra cũng có những triệu chứng giống như chị Vân. Nuốt nước mắt vào trong, người mẹ nghèo lại một lần nữa gắng gượng chăm nuôi hai cô con gái tội nghiệp của mình không lời oán trách số phận.
Chú Nguyễn Đình Hường – chồng của cô cũng ốm đau bệnh tật quanh năm không có sức lao động, cũng không có tiền đi viện thăm khám nên tất cả cậy nhờ vào cô. Cả cái gia đình ấy, 4 con người nửa bệnh tật, nửa không bình thường hàng tháng chỉ trông chờ vào hơn 2 triệu đồng tiền lương hưu của cô.
Nơi tá túc tuềnh toàng của mấy mẹ con
"Những năm trước khi chưa yếu cô vấn đi hái cà phê thuê cho người ta nên bữa cơm cũng có con cá, miếng đậu đổi vị còn bây giờ thì có gì ăn nấy, không có thì nằm cho qua bữa. Đồng lương hưu không đủ tiền thuốc để duy trì sự sống cho cô và chú nhưng cũng phải chịu đau đớn để bớt xén mua gạo cho các con nó ăn", cô nói bằng cái giọng run run của một con người nghèo khổ.
Bệnh tật hành hạ thể xác đã đành, nay nhìn những đứa con, tâm can cô dường như đang bị dày xéo trong nỗi đau. Gương mặt hốc hác, làn da xám xịt, đôi môi thâm đen, hơi thở thều thào khó khăn càng khiến cho cái cuộc sống cô thêm bi thảm. "Không có tiền mua thuốc nên ai chỉ cho cái gì uống để giảm đau, cô đều gắng đi kiếm về uống. Còn nước thì còn tát chứ nhìn 2 đứa nó cô chết cũng không nhắm mắt được", cô lặng người.
Cô kể, hai em hay đau ốm lắm, có những ngày cả bốn cha con mẹ con nằm liệt giường vừa bệnh vừa đói. Đau ốm cô cũng chỉ có thể ra hiệu thuốc gần nhà mua chịu mấy thứ thuốc lặt vặt về cho em nó uống chứ tiền đâu mà đi viện, vả lại nhà cũng không có nổi cái xe mà đi.
Hơn 20 tuổi nhưng Vân không biết làm việc gì để tự lo cho bản thân
Nhắc đến Vân và Hoa, cô lại lạc giọng: "cô còn sống thì còn đồng lương hưu chứ cô chết đi thì cả 3 cha con nó cũng sẽ không biết lấy gì mà ăn. Lắm lúc cô chỉ lo cô chết trước vì giờ cũng yếu lắm rồi. Mong ước cuối cùng của cô trước khi nhắm mắt xuôi tay là chỉ mong có một trung tâm bảo trợ xã hội nào đó nhận hai đứa nó vào chăm sóc chứ để hai đứa nó bơ vơ cô chết không đành lòng". Tiếng nấc nghẹn ngào trong dòng nước mắt chảy dài cộng thêm những cú đánh vào ngực vì khó thở của cô khiến chúng tôi cũng không cầm được nước mắt.
Định cư ở địa phương đã ngót nghét 20 năm nhưng ít ai biết cả nhà cô vẫn đang ở tạm, chưa có sổ đỏ. Căn nhà cả gia đình đang tá túc cũng đã cất ngần ấy năm chưa một lần sửa sang. Hiện cô cũng đang gánh trên mình khoản nợ 20 triệu đồng vay ngân hàng chính sách đã đáo hạn nhiều lần nhưng chưa biết đến bao giờ mới trả nổi.
Là người sống cạnh, cũng là người nhiều lần bớt bó rau, bát gạo của gia đình để cứu đói cho 4 con người khốn khổ kia, cô Võ Thị Quyết cũng thở dài thương cảm khi nghĩ đến viễn cảnh sắp tới của cô Vì. "Biết là ngoài kia còn nhiều người khổ lắm nhưng sao cô thấy nhà nó nghèo đã đành rồi con cái còn nửa tỉnh nửa điên như vậy thì ai chịu thấu nỗi đau này", cô Quyết nghẹn ngào.
Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận An cho biết, gia đình cô Vì thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã. Về hai cháu Vân và Hoa thì địa phương cũng đang hướng dẫn gia đình đưa hai cháu đi giám định để được làm hồ sơ hưởng chế độ theo quy định. Về góc độ địa phương, xã cũng thường xuyên quan tâm đến đời sống, ưu tiên gia đình cô trong các chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ người nghèo.
Chia tay ra về, tôi vẫn hy vọng sẽ có một phép màu nào đó sẽ đến với người mẹ nghèo tội nghiệp ấy. Tôi vẫn tin những mong muốn bình dị cũng là nỗi khát khao của người mẹ ấy sẽ được thấu hiểu và trở thành hiện thực.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Cô Đỗ Thị Vì, trú thôn Thuận Sơn, xã Thuận An, huyện Đắk Mil, Đắk Nông
Điện thoại: 01696378207 (cô Quyết – hàng xóm cô Vì)
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Một gia đình khuyết tật nghèo cần hỗ trợ - 07/01/2016 10:30
- “Cho con về chơi với em, chết cũng được” - 07/01/2016 02:38
- Cô gái xinh đẹp trở thành người tàn phế sau khi bị rắn cắn - 06/01/2016 00:15
- Bi đát bé 4 tuổi bị xuất huyết giảm tiểu cầu không tiền chạy chữa. - 05/01/2016 00:15
- Thương cảnh 4 ông cháu chia nhau gói mỳ tôm sống qua ngày - 04/01/2016 13:05
Các tin khác
- Bé trai mắc “trăm thứ bệnh” do di chứng từ “con quỷ đội lốt người” - 31/12/2015 00:25
- Nỗi đau người mẹ đưa con về chờ chết - 30/12/2015 02:16
- Rơi nước mắt trước cảnh bố ung thư chăm con viêm não - 29/12/2015 00:22
- Cha mẹ mất vì bệnh hiểm nghèo, 3 chị em côi cút - 28/12/2015 00:12
- Thương người mẹ của tận cùng bi đát đau khổ - 27/12/2015 01:15