
Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp nghị lực
Cuộc thi sắc đẹp dành cho phụ nữ khuyết tật đầu tiên tại Việt Nam – Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 đang thu hút sự quan tâm...

Người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ khi vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc
Giữa những ngày tháng này, anh Giàng A Tranh – người dân tộc Mông ở bản Huổi Toóng I, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà,...
Các em ăn ngon lành, chúng nhặt từng hạt cơm cuối cùng còn dính lại trong nồi và thi nhau húp sùm sụp bát canh rau rừng nấu loang loảng để chống lại cơn đói. Bao năm nay, 3 anh em chúng vẫn sống thế bởi mẹ chết rồi, bố đi lang thang lâu lắm mới về một lần rồi lại đi đâu mất.
Đó là hoàn cảnh của 3 anh em bé Bàn A Sên mà chúng tôi đã gặp trong chuyến công tác lên vùng cao của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Theo chân cô giáo Phan Hồng Lý- Hiệu trưởng trường mầm non Nậm Búng, chúng tôi đến thăm em trong tâm trạng không thể tệ hơn bởi cái lạnh thấu xương thấu thịt trong căn nhà vắng - nơi có 3 đứa trẻ đang dựa vào nhau để "tồn tại" cho qua ngày chứ không hề được "sống" một cuộc đời cho đúng nghĩa.
3 anh em Sên bên bữa cơm trưa.
Nồi cơm được vét cùng chảo canh rau rừng nấu loang loãng.
"Mẹ cháu mất từ ngày sinh em Nhị được 1 tháng, còn bố cháu đi đâu cháu không biết ạ" – Giới thiệu về gia đình, Sên chỉ có bấy nhiêu để nói, còn lại tất cả là sự cô đơn, đói nghèo và sợ hãi của 3 đứa trẻ đang hiện hữu rõ mồn một trước mắt chúng tôi. Liên tục bặm môi và cúi đầu, hai bàn tay của em còn cố ôm chặt hơn 2 đứa nhỏ như để ra sức bảo vệ các em trước người lạ. Có lẽ là em sợ, bởi giữa cuộc sống đầy khắc nghiệt này có ai lo cho đâu, chúng phải tự mình xoay sở, tự mình thích nghi và bảo vệ chính mình.
Mẹ các em chết vì bị bệnh khi sinh em Nhị được 1 tháng tuổi.
Cuộc sống đói nghèo của 3 anh em diễn ra trong nhiều năm nay.
"Sên đang học lớp 8 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Búng nhưng em ít được đến trường lắm bởi còn phải ở nhà lo đi kiếm rau rừng về cho các em ăn. Hai em của Sên là bé Bàn Thị Ton hiện đang học lớp 5 trường Tiểu học Sài Lương và bé Bàn A Nhị 5 tuổi hiện đang học lớp mẫu giáo trường mầm non Nậm Búng". Cô giáo Phan Hồng Lý kể chuyện gia đình em với ánh mắt đau đáu, đỏ hoe đầy nước. Cô bảo đã không lên thì thôi chứ cứ lên nhìn thấy chúng là xót ruột lắm nhưng không thể giúp các em được nhiều hơn nữa.
Là anh cả, Sên phải nghỉ học ở nhà chăm cho 2 em.
Hàng ngày ăn rau rừng để sống, các em vẫn vui vẻ.
Nghe tâm sự của cô, tôi cũng thấy chạnh lòng bởi ngó trước, ngó sau, căn nhà trống hoác được ghép bởi những tấm gỗ không lành lặn của các em không có bất cứ một thứ gì đáng giá ngoài 1 cái nồi, 1 cái chảo méo cùng mấy tấm chăn cũ rỉ, rách loang lổ. Đã từ lâu, các em quen với cuộc sống này bởi mẹ chết rồi, bố lại không có mặt thành ra 3 đứa trẻ chỉ ước có đủ cái ăn là điều hạnh phúc, đủ đầy nhất với chúng.
Ở nhà bé Nhị không dám đi dép vì sợ nhanh hỏng.
Căn nhà của 3 anh em cậu bé Sên nằm cách biệt một mình ở ven đường.
Trong suốt cả buổi ngồi quan sát và nói chuyện với 3 anh em, hình ảnh cậu bé Nhị đi chân đất lấm lem giữa trời đông giá lạnh nhưng trên tay luôn ôm khư khư đôi dép tổ ong còn mới khiến tôi cứ ám ảnh mãi không thôi. Em bảo đôi dép này là của cô giáo cho nên chỉ đi học thôi, còn về nhà lại cất đi cho mới không sẽ nhanh hỏng mất. Biết được điều này, lúc đó tôi cũng không nhớ mình đã nghĩ gì, chỉ thấy nước mắt cứ thi nhau chảy ra ướt nhèm mà bản thân mình không hay biết. Đôi dép tổ ong, có lẽ nó chỉ đáng giá 20.000 đồng nhưng với các em, nó không chỉ là một món quà phải trân trọng mà là cả một gia tài có giá trị lớn nhất trong căn nhà này.
Cuộc sống của các em sẽ đi đâu, về đâu?
Cậu bé Sên khao khát được đến trường tiếp tục đi học.
Nắm được tình hình của 3 anh em bé Sên, anh Triệu Chung Minh – Phó chủ tịch xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ái ngại cho hay: "Bố các em đi đâu không ai biết, thi thoảng thì vẫn có người nhìn thấy bố các em về nhưng chỉ sang hôm sau thôi là đã đi đâu mất rồi. Hiện tại 3 anh em phải tự nuôi nhau, gạo ăn thì là do mọi người cho còn rau rừng là do Sên đi kiếm về để 3 anh em cùng ăn. Ở vùng cao chúng tôi nghèo lắm nên mọi người không cho các em được nhiều nên mong mọi người ở xa thương 3 anh em để giúp các em có cái ăn để Sên còn có điều kiện tiếp tục quay lại trường học".
Chia tay 3 anh em, tôi cứ nhớ cái cúi đầu của Sên, cái sợ hãi không dám nói chuyện của bé Ton và đôi dép tổ ong lúc nào cũng được bé Nhị giữ khư khư bên mình như một báu vật. Các em chẳng còn mẹ, bố cũng không nuôi dưỡng, nên nghèo khổ và đói khát lắm. Em chẳng dám ước gì đâu, chỉ mong sao có đủ bát cơm ăn để tiếp tục được đến trường với thầy cô, bạn bè và con chữ... Nhưng sao điều ước đó lâu quá bởi Sên phải nghỉ học lâu rồi, em cũng không biết khi nào sẽ được quay lại trường học nữa?
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Bé Bàn A Sên (thôn Nậm Chậu, xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái)
Số ĐT: 0912.887.487 (Số ĐT của cô giáo Phan Hồng Lý - Hiệu trưởng trường mầm non Nậm Búng)
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Cha bỏng nặng cụt hai tay biết làm gì nuôi con - 24/12/2015 07:37
- Vay tiền khắp nơi chưa cứu được con - 24/12/2015 07:30
- Thương em học sinh lớp 4 và người mẹ tàn tật - 24/12/2015 07:25
- Vợ chết, con nguy kịch, cha bán gà, bán chó không đủ cứu con - 24/12/2015 07:19
- "Bố con chết mất, các cô chú ơi !..." - 24/12/2015 00:35
Các tin khác
- Hãy tiếp sức tới trường cho cô học trò khuyết tật mồ côi cha mẹ - 22/12/2015 03:11
- Bán xe máy, bán cả bò vẫn chưa cứu được vợ - 22/12/2015 00:25
- Bé 12 tuổi khóc ròng khi nghe ai nhắc về bố và mẹ - 21/12/2015 00:15
- Xót xa cảnh cha câm điếc nuôi con tâm thần - 20/12/2015 01:25
- Bố không có, mẹ bỏ đi, bé 10 tuổi nằm chờ chết vì không có tiền mổ u não - 19/12/2015 02:07