VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh..."Tết này ai mua áo ấm cho con hả mẹ? Nhà mình có bánh chưng nữa không? Mẹ nhớ phải mừng tuổi cho con để con mua bóng bay nhé", nghe xong lời nói của đứa con trai đang học lớp 1, chị Mỵ Thị Khương, xóm 7, xã Nga Nhân, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá bật khóc.
Chồng chị là anh Nguyễn Văn Thuỷ (40 tuổi) bị câm điếc bẩm sinh. Thương cho hoàn cảnh của anh, chị đã quyết định bỏ qua mặc cảm đến với anh. Từ chỗ thương cảm, anh chị đã có tình yêu thực sự khi lần lượt hai đứa con trai kháu khỉnh ra đời.
Đưa thứ nhất Nguyễn Văn Tâm năm nay đã học lớp 7. Còn đưa thứ hai Nguyễn Văn Tiến đã học lên lớp 1. Cuộc sống của gia đình anh chị tràn đầy hạnh phúc. Mỗi lần đi làm đồng về, thằng cu Tiến chạy vào ôm chầm lấy mẹ khoe rối rít kể về thành tích học tập.
Hàng xóm đến thăm, động viên chị Khương
Tuy cuộc sống gia đình anh chị khó khăn nhưng chị vẫn cố gắng làm lụng vất vả, lo từng bữa ăn cho cuộc sống gia đình, để hai đứa con mỗi khi đến lớp không phải thiếu thốn, thua bạn kém bè.
Nhưng niềm vui, hạnh phúc của gia đình chị không được trọn vẹn khi trong người chị mang căn bệnh u não. Là lao động chính trong gia đình, dù biết mình mang bệnh nhưng chị vẫn cố gắng đi làm thuê kiếm tiền. Đến lúc bệnh phát nặng chị mới vào viện khám thì cũng đã quá muộn.
Anh Thuỷ (chồng chị) vốn bị câm điếc bẩm sinh. Mấy năm đầu khi lấy nhau còn làm được những công việc bình thường, nhưng đến nay cũng mất dần khả năng lao động. Anh có tiền sử bệnh thần kinh nên suốt ngày đi lang thang không làm được việc gì giúp vợ con. Công việc đồng áng, gia đình chỉ một tay chị Khương lo và chăm sóc nuôi hai con ăn học.
Được bác sĩ kết luận di căn giai đoạn cuối, chị đã không còn muốn sống trên cõi đời này nữa. "Sống mà không làm gì được cho gia đình, lo cho các con ăn học thì sống làm gì. Thấy các con thiếu ăn, thiếu mặc tôi khổ tâm lắm, thà tôi chết đi còn hơn", chị Khương nói trong nước mắt.
Thời gian nằm điều trị trong bệnh viện, gia đình chị đã phải vét từng hạt lúa cuối cùng bán lấy tiền chữa bệnh. Tài sản lớn nhất trong gia đình lúc bấy giờ là một con bò sắp đẻ cũng đã phải bán tháo với số tiền là 19 triệu đồng chữa bệnh. Số tiền ít ỏi cũng không thấm thoát là bao so với bệnh nặng của chị Khương, khi phải nằm bệnh viện dài ngày, tiền thuốc thang, viện phí, mọi thứ đều đắt đỏ
"Tết này con không có bóng bay chơi rồi"
Hết tiền chữa trị, bệnh tình ngày một nặng. Muốn mổ chị phải lo được số tiền trên 100 triệu đồng. Nhưng chẳng ai dám chắc mổ xong chị sẽ khỏi. Không có tiền, chị phải xin bệnh viện cho về nhà điều trị. Hai vợ chồng và hai đứa con giờ chỉ biết sống trông chờ vào lòng thương xót của mọi người.
"Hai sào ruộng là nguồn thu nhập chính. Tôi giờ không làm được gì nữa, chồng lại ngớ ngẩn chắc hai đứa con phải nghỉ học mất thôi. Tôi bệnh tật chết khi nào không biết, chỉ tội cho chồng và con nhỏ. Tại sao ông trời lại nỡ để các con tôi phải khổ thế này", chị Khương than vãn.
Trong căn nhà cấp bốn ẩm thấp, trống hơ trống hoác, chị Khương nằm liệt trên giường. Bệnh đã di căn đến giai đoạn cuối không thể ăn uống được gì. Một mắt đã bị mù, má phải sưng tấy. Hàng ngày chị chỉ nằm liệt giường, mọi công việc từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân đều nhờ vào hai đứa con nhỏ.
"Tôi thấy có lỗi với hàng xóm lắm. Thời gian tôi nằm viện mọi người dù khó khăn nhưng cũng đã cho tôi vay tiền chữa trị. Giờ tôi sợ mình không thể qua khỏi, đến khi chết rồi nằm với ông bà tổ tiên vẫn không yên vì còn nợ gần 100 triệu", chị Khương cho biết.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Mỵ Thị Khương, xóm 7, xã Nga Nhân, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá.
Nguồn VietNamNet
Tin mới
- Suy đa tạng, bé gái 12 tuổi hết sức nguy kịch - 28/01/2013 03:59
- “Bóng chiều” ngóng Xuân - 27/01/2013 01:16
- Người phụ nữ bệnh tật, nhiều năm không biết đến Tết - 26/01/2013 02:01
- “Chồng em chết rồi các chị ơi…” - 25/01/2013 04:06
- “Bóp mồm bóp miệng” vẫn không đủ tiền chữa bệnh cho con - 24/01/2013 04:07
Các tin khác
- Men gan tăng 1.000 lần, tính mạng chàng sinh viên trường báo chí nguy kịch - 22/01/2013 04:09
- Tận cùng nỗi khổ gia đình bệnh tật - 21/01/2013 04:40
- Xót thương bé ung thư vẫn khôn nguôi ước mơ đến trường - 20/01/2013 02:16
- Gia đình chị Vinh mong nhận được sẻ chia - 19/01/2013 02:11
- “Mẹ đã mất bố, mất chị, nên con đừng bỏ mẹ mà đi” - 18/01/2013 04:09