Vẽ ước mơ từ bàn tay... một ngón
Là một học sinh khuyết tật vận động nặng nhưng em Hoàng Đức Sơn, lớp 10A10, Trường THPT Vĩnh Linh đã du ngoạn khắp nơi...Tương lai mờ mịt của hai đứa trẻ ở Huế khi bố đột quỵ, mẹ ung thư
Bố bị đột quỵ, mẹ mắc ung thư, tương lai hai đứa trẻ ở huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) trở nên mờ mịt hơn bao giờ...Mẹ già yếu, nằm liệt trên giường sau một cơn tai biến. Người chị gái bị bệnh tâm thần lúc tỉnh lúc mê. Tất cả gánh nặng gia đình đặt lên đôi vai gầy cô Võ Thị Thu Hồng vốn cũng đang mắc căn bệnh ung thư đại tràng
Căn nhà gia đình cô Hồng (ở số 89/6, tổ 3, ấp 6, xã Tân Thạch, Châu Thành, Bến Tre) ở là một căn nhà nhỏ, cũ kĩ. Bước vào trong nhà, căn nhà tối om như chính cuộc đời của 3 mẹ con người phụ nữ đơn thân sống trong cảnh nghèo khó, bệnh tật... Mẹ cô Hồng là bà Trần Thị Năm (1929) trước kia là một giáo viên trường làng nhưng vì chồng mất sớm, một nách bà Năm nuôi 4 con, gồm 3 gái, một trai nên đành bỏ nghề sau nhiều năm vất vả mưu sinh.
Những tưởng sau những vất vả, lo lắng cho các con học hành thành tài, bà sẽ được sống những ngày hạnh phúc sum vầy bên cháu con. Thế nhưng người con gái thứ 3 của bà là Võ Thị Thanh Thủy (1951) ngoan hiền, học hành giỏi giang nhưng sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm, ra dạy học được 2 năm đến năm 1979, cô Thủy bỗng dưng phát bệnh tâm thần, sống vật vờ nửa tỉnh nửa mê cho đến nay.
Hơn chục năm qua một mình cô Hồng phải cán đáng hết mọi việc nhưng bệnh tật cứ bám lấy các thành viên trong nhà làm cô cũng đuối sức
Thương con, bà Năm cố tìm mọi cách để chạy chữa cho cô Thủy nhưng bệnh tình của cô vẫn không thuyên giảm. Nỗi lo vì con gái bị bệnh chưa dứt thì người con trai duy nhất của bà lại mắc phải căn bệnh ung thư gan. Số tiền mà bà dành dụm, chắt chiu được trong suốt hơn 35 năm đi dạy cũng chỉ để dùng chạy chữa cho hai con nhưng rồi thì con trai bà cũng không qua khỏi.
Bà Năm ngậm ngùi chia sẻ: "Trong gia đình cái Hồng là đứa con xinh xắn, giỏi giang lại là cô giáo nên có nhiều người theo đuổi... Nhưng thấy hoàn cảnh gia đình như vậy nên Hồng ở vậy để đỡ đần tôi và chăm sóc cho chị nó. Bao nhiêu năm nay, tất cả chuyện lớn, chuyện nhỏ do một mình nó cáng đáng hết, thế mà bây giờ cháu nó lại mắc chứng bệnh nan y. Thật khổ cho thân nó quá chú ơi!"
Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm, cô Hồng về nhận công tác tại trường Hương Mỹ (Mỏ cày Nam). Hàng ngày, cô phải đạp xe đi về hàng chục cây số để làm tròn trách nhiệm của một người gieo chữ. Bám trụ với nghề dạy học hơn 10 năm, đồng lương giáo viên không đủ sống, sức khỏe của mẹ ngày càng yếu do di chứng của bệnh nghề nghiệp (giãn tĩnh mạch, thoái hóa cột sống...) và bệnh tình chị gái ngày càng nghiêm trọng nên cô Hồng xin chuyển công tác về hợp tác xã gần nhà. Khổ nổi sau một thời gian, hợp tác xã này giải thể, cô Hồng chuyển sang làm quản gia cho một ông chủ Đài Loan được một thời gian thì người chủ ấy về nước, cô lại thất nghiệp.
Nhưng bất hạnh lại một lần nữa bám lấy cô giáo Hồng. Năm 2008, thấy mình bị đau ở vùng bụng và thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, cô Hồng đến BV khám và bàng hoàng khi nghe các bác sĩ báo tin là cô đã bị ung thư đại tràng. Cô Hồng biết mình là trụ cột gia đình nên đã phải vay mượn tiền của mọi người để đến BV Thống Nhất TP. HCM điều trị. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, sau đó cô phải trải qua nhiều lần vô hóa chất...
Dù sức khỏe suy yếu nhưng cô Hồng vẫn gắng gượng nhận dừa khô về nhà lột vỏ, tiền công có khi không đủ tiền mua gạo cho cả nhà ăn
Khi xuất viện các bác sĩ bảo cô phải nghỉ ngơi, tịnh dưỡng và phải thường xuyên đi tái khám thì sức khỏe của cô mới được đảm bảo... Thế nhưng, vì không có tiền để đi tái khám, gia đình lại khó khăn nên cô Hồng cũng gượng sức đi làm thêm khi nào đau nhức quá thì đi hái thuốc nam uống đỡ, chứ chẳng biết làm sao.
Biết mình không có lương hưu nên dù tuổi già bệnh tật hàng ngày bà Năm vẫn cố gắng đi cạy cơm dừa cho cơ sở dừa sấy, kiếm tiền phụ với chị Hồng. Nhưng cách đây 4 tháng, bà Năm bị té và bị tai biến nằm liệt một chỗ... Cơm nước, vệ sinh đều phải do cô Hồng lo liệu. Gánh nặng gia đình lại càng đè nặng lên vai của cô Hồng.
Cô giáo Hồng tâm sự: "Lúc trước mẹ tự chăm sóc được tôi còn đi làm thuê được, nay bệnh tình của mẹ và chị Thủy mỗi lúc một nặng hơn nên tôi phải ở nhà túc trực chăm sóc cho mẹ và chị Thủy. Tôi chỉ cầu trời cho mình khỏe mạnh, chứ nếu tôi chết trước thì chẳng biết mẹ và em Thủy sẽ sống ra sao khi không người chăm sóc, đỡ đần." Nói đến đây nước mắt chị Hồng giàn giụa, làm chúng tôi cũng mủi cả lòng trước cảnh khó của gia đình 3 cô giáo nghèo không may mắc bệnh nan y.
Trước khi chúng tôi ra về, cô Hồng mang cho chúng tôi xem mấy tấm ảnh của cô và chị Thủy hồi còn là học sinh. Lúc đó, chị Thủy và cô Hồng từng được xem là hoa khôi của trường Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho, Tiền Giang) vào những năm 1970- 1972 và là hai cô giáo được biết bao học trò mến mộ. Nhưng không ngờ, thời gian, cái nghèo và bệnh tật đã làm cho hai cô giáo nhiệt tâm, xinh tươi ngày nào trở nên héo hon, tàn tạ đến dường này?
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:Cô Võ Thị Thu Hồng: số nhà 89/6, tổ 3, ấp 6, xã Tân Thạch, Châu Thành, Bến Tre. ĐT: 0753 860 222 hoặc cô Mai (gần nhà cô Hồng) 0937 848 818
Nguồn Dân Trí
Tin mới
- Không có tiền chỉ còn nước ôm bệnh mà chết - 26/12/2012 03:45
- Bài thơ tình của thi sĩ khiếm thị lay động truyền hình Nhật - 25/12/2012 03:54
- Đắng lòng bé 1 tuổi bệnh tim bẩm sinh, vôi trong não - 24/12/2012 03:49
- Vô vọng nhìn con bị ‘não úng thủy’ chết dần - 23/12/2012 01:00
- Người lính biên phòng có 2 con bị bệnh hiểm nghèo - 21/12/2012 07:16
Các tin khác
- Tiếng kêu cứu của 4 mẹ con trong căn nhà tàn - 18/12/2012 04:01
- Con em mà mù thì…niềm hy vọng cuối cùng cũng mất - 17/12/2012 04:00
- Người phụ nữ tàn tật cả đời lê mình trên thuyền mưu sinh - 09/12/2012 02:43
- Cô giáo bất hạnh mắc bệnh hiểm nghèo liên hoàn - 08/12/2012 01:29
- Cám cảnh 2 cụ già 90 tuổi nuôi đứa cháu mồ côi - 07/12/2012 03:59