VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Run rẩy dưới cái lạnh mùa đông, người phụ nữ chỉ có nửa thân trên lẩy bẩy khom mình kéo chiếc lưới lên mặt thuyền, nhặt ra vài con tôm bé xíu, đổ vào rổ. Đó là "món hàng" duy nhất nuôi sống chị ngày hôm đó.
Trên con thuyền nhỏ rách rưới ở xóm Vạn Chài, thuộc xã Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội, chị Sen kéo lê hình trên đôi chân teo tóp, có mà như không, nghẹn ngào kể về gia cảnh của mình.
Nghề chài lưới đã khó với người lành, thì với người tàn tật như chị, mỗi động tác càng khó nhọc, khổ cực hơn
Chị sinh ra trong một gia đình vốn đã khó khăn, nghèo khổ, bố chị là bộ đội trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhưng khi về do mất hết giấy tờ tùy thân nên không được hưởng trợ cấp. Tài sản duy nhất của cả gia đình chỉ là một con thuyền cũ kỹ ông bà để lại và nghề chài lưới, đánh bắt cá tôm.
Chị Sen có một người anh trai bình thường và một người chị gái tật nguyền bẩm sinh giống mình. Đôi chân của hai chị cứ teo tóp lại, người thì bị choãi ra phía trước, người thì bị quặp lại phía sau khiến cả hai không thể di chuyển bình thường. Những lúc trái gió trở trời là đôi chân lại đau nhức.
"Lúc sinh ra hai chị em, bố mẹ vô cùng đau đớn khi thấy các con bất bình thường và không thể làm được việc gì. Cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại khó khăn hơn gấp bội. Hai cụ đau khổ, buồn bã bao nhiêu thì lại thương hai chị em mình bấy nhiêu. Sau đó ông lao vào kiếm tiền nuôi các con, nhưng cũng chẳng thể làm công việc gì khác ngoài bắt cá đánh tôm trên sông. Vậy là cả một gia đình phải tá túc trên một con thuyền vì không có đất trên cạn", chị Sen kể.
Khi biết sức mình không còn trụ nổi, cha chị đã dạy cho các con biết cách đánh cá, đặt đó tôm để sau này có nghề mà tự kiếm sống. Sau khi hai ông bà qua đời, người anh cả lấy vợ trên vùng cao cũng theo vợ về ở rể vì cuộc sống quá khó khăn. Trên khúc sông ấy chỉ còn lại hai chị em gái tàn tật nương tựa, bao bọc nhau kiếm sống.
Tháng 12 năm ngoái người chị qua đời ở tuổi 57 tuổi vì bệnh lao phổi, không có tiền chữa trị. Năm nay chị Sen cũng đã ngoài 40 tuổi. Căn bệnh ung thư vú quái ác lại gieo xuống thân hình nhỏ bé, tàn tật như chị.
"Biết hoàn cảnh nhà tôi khó khăn, địa phương có cho ít đất nhưng nó vẫn để trống mà chưa có tiền làm nhà, tiền viện phí từ ngày chị Vinh chữa vẫn phải nợ bác sĩ, lấy tiền đâu mà xây nhà. Họ hàng cũng toàn người khó khăn, không có gì để giúp đỡ tôi cả, mỗi người một nơi, khổ lắm", chị tâm sự.
Những chiếc đó bé xíu này là "cần câu cơm" của chị, có khi chúng rỗng không vài ngày liền
Chài lưới đã là công việc khó với người bình thường vì ngày ngày phải đối mặt với mưa nắng thất thường, với chị Sen lại khó và cực hơn gấp bội. Công việc di chuyển phải nhờ đôi hông, cũng vì thế mà nó ngày càng chai sạn và đau nhức.
Hàng ngày chị phải đi thả đó từ 1h tới khoảng 5h chiều. Sáng hôm sau lại dậy từ 4h sáng đi vớt đó để kịp cho phiên chợ lúc 8h ngay trên bờ sông. Những ngày nắng nôi chị còn kiếm được dăm bảy lạng tôm đỡ tiền mua mồi, mua đó, những hôm trời rét, gió to, mưa bão thì có khi chẳng kiếm được con nào, thậm chí thuyền còn bị gió đẩy ra xa đến vài cây số.
"Những lúc ấy sức tôi yếu nên không thể làm gì được, đành ngồi yên để thuyền trôi, đến khi gió lặng mới bắt đầu chèo thuyền về. Những lúc như thế lại thấy tủi thân và đêm lại nằm khóc một mình".
Biết hoàn cảnh khó khăn của chị, người trong làng thường tới tận bến sông mua tôm giúp chị, thi thoảng lại biếu chị mớ rau củ hành. Anh Tính, một người quen chị không khỏi xót xa khi kể cho khách nghe về hoàn cảnh này: "Ba đời nhà cô ấy đều tá túc trên đoạn sông này. Gia đình khó khăn lắm, mọi người trong làng thương và cũng giúp đỡ được phần nào vì không phải ai cũng giàu có. Dù cũng nhiều nhà có thuyền dưới sông như nhà cô ấy nhưng họ đều có nhà trên cạn, khi nào đánh bắt họ mới xuống thôi, chỉ mỗi nhà cô ấy là phải sống chết với nơi đây".
Ông Lê Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND xã Văn Khê cho biết đúng là gia đình chị Sen có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xã có hỗ trợ nhưng cũng không được bao nhiêu.
Một bên là bãi đất sông, một bên là đất liền nhưng với chị Sen khát vọng lên bờ còn quá xa vời. Đêm đêm chị vẫn ngủ với những giấc mộng, có khi là niềm hạnh phúc được lên bờ, có khi lại là cơn ác mộng khi chiếc thuyền chòng chành vì gặp cơn bão lớn.
Độc giả hảo tâm xin liên hệ: Chị Phan Thị Sen, Thôn Văn Quán, xã Văn Khê, Mê Linh, Hà Nội.
Nguồn: Hope4vietnam.com
Tin mới
- Vô vọng nhìn con bị ‘não úng thủy’ chết dần - 23/12/2012 01:00
- Người lính biên phòng có 2 con bị bệnh hiểm nghèo - 21/12/2012 07:16
- Xót lòng trước gia đình cô giáo sống khổ hơn chết - 20/12/2012 07:30
- Tiếng kêu cứu của 4 mẹ con trong căn nhà tàn - 18/12/2012 04:01
- Con em mà mù thì…niềm hy vọng cuối cùng cũng mất - 17/12/2012 04:00
Các tin khác
- Cô giáo bất hạnh mắc bệnh hiểm nghèo liên hoàn - 08/12/2012 01:29
- Cám cảnh 2 cụ già 90 tuổi nuôi đứa cháu mồ côi - 07/12/2012 03:59
- Ông đau, bà ốm, bé 4 tuổi không người chăm sóc - 06/12/2012 03:59
- Bé 11 tháng tuổi tím tái vì bệnh tim bẩm sinh - 05/12/2012 03:59
- Xót lòng bé gái 12 tuổi bại liệt, chậm phát triển trí tuệ - 04/12/2012 04:00