Vẽ ước mơ từ bàn tay... một ngón
Là một học sinh khuyết tật vận động nặng nhưng em Hoàng Đức Sơn, lớp 10A10, Trường THPT Vĩnh Linh đã du ngoạn khắp nơi...Tương lai mờ mịt của hai đứa trẻ ở Huế khi bố đột quỵ, mẹ ung thư
Bố bị đột quỵ, mẹ mắc ung thư, tương lai hai đứa trẻ ở huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) trở nên mờ mịt hơn bao giờ..."Bây giờ có tiền tôi sẽ đưa vợ ra Huế chữa trị. Nếu không chỉ chờ ngày chết thôi". Đó là tâm sự của ông Phùng Sâm khi chúng tôi đến tận nhà theo thư cầu cứu của ông.
Nằm nép dưới quả núi ở thôn Dương Thạnh (xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam), căn nhà bằng vách gỗ trống trước trống sau của ông Phùng Sâm (58 tuổi) không còn cái gì đáng giá ngoài chiếc ti vi cũ kỹ để hai vợ chồng cùng xem.
Ông Sâm tâm sự: Năm 2010, tôi bị tai biến, thần kinh co giật tưởng chừng không qua khỏi. Tôi được chuyển xuống bệnh viện Tam Kỳ (Quảng Nam), sau đó chuyển qua bệnh viện tâm thần Quảng Nam. Tôi đã thoát chết nhưng hiện nay di chứng của bệnh tai biến tiếp tục hành hạ...
Ông Sâm cho biết về tình trạng bệnh tật của mình hiện tại là hai chân tay tê cứng và bị mất ngủ kinh niên. Với tình trạng bệnh tình như vậy nên giờ đây, ông không thể lao động như một người bình thường, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.
Khi bệnh tình của ông chưa được phục hồi thì đến lượt vợ ông là bà Võ Thị Bông (53 tuổi) bị bệnh ung thư vú. Khi mới phát hiện khối u còn nhỏ nhưng vì nhà quá nghèo nên ông Sâm không thể đưa vợ đến bệnh viện điều trị.
Sau một thời gian, ông Sâm vay mượn bà con hàng xóm được 15 triệu đồng và cầm cố thế chấp tài sản trong nhà thêm được 30 triệu đồng. Sau khi có được số tiền kha khá, ông Sâm đưa vợ xuống bệnh viện Tam Kỳ nhưng bác sĩ bảo lúc này, khối u của vợ mình đã lớn và qua giai đoạn "muộn". Sau đó bác sĩ bảo phải chuyền hóa chất cho khối u nhỏ lại rồi mới mổ.
Hai vợ chồng nghèo trong căn nhà gỗ sập xệ
Sau khi chuyền hóa chất được vài lần thì số tiền đã cạn, kinh tế gia đình lúc này cũng đã kiệt quệ nên ông Sâm đành đưa vợ về nhà. Hiện nay khối u của bà Bông đã rất lớn, sức khỏe của bà cũng yếu hơn nên chỉ quanh quẩn trong nhà làm việc nhẹ, kinh tế gia đình cũng khánh kiệt.
"Tôi có liên hệ với bác sĩ Khoa Ung bứu trường ĐH Y dược Huế, bác sĩ khuyên tôi nên cố gắng chạy tiền để đưa vợ đi điều trị nhưng hiện nay tôi không có cách nào có thể xoay xở được", ông Sâm tâm sự.
Về phần con cái, ông Sâm cho biết ông có 3 người con gồm 1 gái và 2 trai nhưng đã có gia đình ra ở riêng, sinh sống bằng nghề làm ruộng làm rẫy sống qua ngày chẳng có gì dư dả để giúp đỡ bố mẹ, dù có thương bao nhiêu mà khả năng không có thì cũng đành chịu.
"Không may mắc phải căn bệnh ung thư thì nhà giàu cũng thành nhà nghèo chứ đừng nói gì đến nhà nghèo như tôi chú à. Bây giờ nếu không có tiền thì tôi đành nhìn vợ mình chờ ngày chết thôi", ông Sâm lo lắng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: Ông Phạm Sâm và bà Võ Thị Bông, thôn Dương Thanh, xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam.
ĐT: 01675.356.120.
Nguồn Dân Trí
Tin mới
- Ông đau, bà ốm, bé 4 tuổi không người chăm sóc - 06/12/2012 03:59
- Bé 11 tháng tuổi tím tái vì bệnh tim bẩm sinh - 05/12/2012 03:59
- Xót lòng bé gái 12 tuổi bại liệt, chậm phát triển trí tuệ - 04/12/2012 04:00
- Xót thương số phận éo le của hai mẹ con mù lòa - 03/12/2012 04:00
- Thắt lòng mẹ nghèo 10 năm đẩy xe lăn đưa con đến trường - 30/11/2012 04:01
Các tin khác
- Tang thương cảnh chồng chết, vợ bệnh tim, con thơ èo uột - 27/11/2012 04:01
- Tình cảnh "sẵn sàng chết để cứu con" của người mẹ đáng thương - 26/11/2012 04:26
- Bố đi đâu mà mãi không về hả mẹ? - 24/11/2012 01:30
- Hãy tiếp thêm nghị lực cho cậu bé khuyết tật - 23/11/2012 04:26
- Bố bị tai nạn giao thông, con thơ không được mổ tim - 21/11/2012 03:59