Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Căn bệnh suy thận khiến cơ thể chị Phạm Thị Dung suy kiệt và tài sản của gia đình cũng cạn kiệt theo. Nỗi lo lớn nhất lúc này của người phụ nữ suy thận ấy là việc học của các con ảnh hưởng vì cuộc sống gia đình quá túng bấn.
Kiệt quệ vì bệnh tật
Người dân ở tiểu khu Thắng Thịnh, thị trấn Nga Sơn, Thanh Hóa luôn cảm thương trước hoàn cảnh của vợ chồng anh Phạm Văn Thái và chị Phạm Thị Hương. Chị Hương bị bệnh suy thận mấy năm nay.
Chị Hương kể, năm 2019, khi đang còn làm công nhân may, chị thường xuyên bị mệt, đau lưng, phù nề tay chân. Ban đầu, chị cũng chỉ nghĩ đơn giản do làm việc quá sức nên mới bị vậy. Đến khi tình trạng nặng hơn, chị đi khám thì phát hiện bị suy thận giai đoạn 3. Cũng kể từ đó, cuộc sống của chị gắn liền với thuốc thang, giường bệnh và những cơn đau kéo dài…
Mỗi tuần, chị Hương đi chạy thận 3 lần.
Mỗi tháng 1 lần, chị Hương đến bệnh viện để điều trị. Tưởng rằng sẽ "sống chung" yên ổn với bệnh tật, nhưng thời gian gần đây, bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Có lần chị phải đi cấp cứu trong đêm. Hiện mỗi tuần, chị phải chạy thận 3 lần mới có hy vọng duy trì sự sống.
Hết điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108…, để tiết kiệm chi phí, chị về điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Sức khỏe của chị Hương không ổn đinh, phải làm cầu tay nhân tạo.
Cuộc sống của gia đình chị Hương càng khốn khó hơn khi con trai lớn cũng mang bệnh. Theo chia sẻ của chị Hương, cháu bị bệnh tuyến giáp. Gia đình chị phải đưa con đi chạy chữa, uống thuốc đều đặn hằng tháng ở Bệnh viện Nội tiết mất mấy năm. Sau khi được phẫu thuật, cháu không phải dùng thuốc nữa nhưng sức khỏe từ ngày đó cũng yếu hơn.
Nỗi lo con thất học
Trải qua 4 lần phẫu thuật cùng với chi phí đi lại chạy thận tốn kém, 5 năm nay, chị Hương không có sức khỏe để làm việc kiếm tiền. Trước đây, khi chị Hương chưa bị bệnh, vợ chồng chị tần tảo, tiết kiệm nên cuộc sống không đến nỗi chật vật. Từ ngày chị và con trai lâm bạo bệnh, tài sản lần lượt đội nón ra đi, đến căn nhà cũng phải cầm cố để lấy tiền trang trải. Tiền hết mà bệnh của chị ngày càng trở nặng.
Một mình anh Thịnh vừa đi làm thợ xây vừa phải cáng đáng mọi việc. Chi phí chạy thận và thuốc men cho vợ anh mỗi tháng mất khoảng 5 triệu đồng dù đã có bảo hiểm chi trả. Người đàn ông ra sức làm lụng chỉ mong sao có tiền cho vợ đi viện nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với số tiền điều trị mỗi tháng, chưa nói đến các con đang ở độ tuổi ăn học.
Chị Hương bên 2 đứa con nhỏ
4 con người trong căn nhà tuềnh toàng tằn tiện, thực phẩm đắp đổi qua ngày. Thương hoàn cảnh của anh chị, chính quyền, đoàn thể ở địa phương cũng đã tạo điều kiện hỗ trợ phần nào nhưng chẳng thấm tháp vào đâu. Hai đứa trẻ năm nay 12 tuổi và 9 tuổi đứng trước nguy cơ thất học khi vợ chồng anh chị không thể lo nổi.
Nỗi lo lớn nhất lúc này của người phụ nữ suy thận nặng là sợ các con ảnh hưởng việc học tập vì cuộc sống gia đình quá túng bấn. Chi phí điều trị của chị Hương hằng tháng cần nhiều nên rất mong nhận được quan tâm, sẻ chia của bạn đọc.
"Để có tiền chữa bệnh, ngoài căn nhà thế chấp, gia đình tôi vay mượn khắp nơi từ họ hàng, đến bạn bè, làng xóm… Trước kia, mỗi tháng tôi chạy thận 1 lần nhưng giờ tần suất chạy tăng lên 3 lần/tuần rất tốn kém. Gia đình tôi cũng cố gắng vay mượn nhưng nhìn gia cảnh nghèo khó, không có khả năng trả nên chẳng ai dám cho mình vay nữa. Nhiều khi tôi muốn từ bỏ việc điều trị về nhà nằm chờ chết để đỡ phiền mọi người xung quanh. Tuy nhiên, nghĩ đến con còn quá nhỏ, việc học hành đang dang dở, tôi lại xót xa và cố gắng chiến đấu với bệnh tật để được sống…" – chị Hương nghẹn ngào chia sẻ trong tiếng nấc.
Mọi sự giúp đỡ gia đình chị Hương xin gửi về:
Chị Phạm Thị Hương ở tiểu khu Thắng Thịnh, thị trấn Nga Sơn, Thanh Hóa.
Tin mới
- Mẹ tử nạn trên đường đi làm ngày cận Tết, 3 con nhỏ rơi vào cảnh tương lai mịt mù - 09/01/2024 07:22
- Tương lai hai con nhỏ mịt mờ khi bố sức khỏe nguy kịch, hôn mê - 02/01/2024 06:58
- Bé gái bị u thận ác tính cần sự trợ giúp của mọi người - 18/12/2023 05:57
- Sự sống mong manh của bé trai với căn bệnh suy giảm miễn dịch - 30/11/2023 07:36
- Cuộc sống khốn cùng của hai số phận sống trong căn nhà tạm - 01/11/2023 03:42
Các tin khác
- Số phận hẩm hiu của cô gái khuyết tật 32 tuổi, nặng 20kg - 03/10/2023 06:52
- Ước mong của cậu bé 8 tuổi đang hàng ngày chiến đấu với bệnh ung thư - 12/09/2023 03:09
- Gia cảnh cha mất sức lao động sau tai nạn, con trai nằm liệt vì bị teo não - 16/08/2023 04:30
- uộc sống cùng khổ của gia đình có con 5 tuổi mắc ung thư máu, bố bị liệt nửa người - 20/07/2023 03:09
- Bố ung thư, mẹ bệnh tật, 2 con nhỏ có nguy cơ phải nghỉ học giữa chừng - 11/07/2023 08:53