Thứ hai, 11 Tháng 9 2017 10:50

Nhìn bố vô thức chỉ đôi tay quát tháo, dọa dẫm người mẹ bệnh tật, gầy khô, hai đứa con gái xinh xắn, học giỏi quỳ gối xuống nền nhà, miệng mếu máo gào khóc: “Mẹ ơi, hãy để chúng con nghỉ học dành tiền chạy chữa bệnh tật cho cha. Chúng con không muốn đến trường nữa khi mẹ cứ khổ, cứ bị bố dày vò”.

 

Đấy là câu chuyện đẫm nước mắt mà chúng tôi vừa ghi lại về nỗi tuyệt vọng của hai em Lê Thị Lệ Hằng (12 tuổi, học lớp 6), Lê Thị Vàng Anh (11 tuổi, học lớp 5) ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.

 

Yếu lắm rồi, nhưng bất giác anh Vịnh chỉ thẳng tay vào mặt vợ nạt nộ, đòi đánh. Đã nhiều lần chứng kiến bố bệnh tật, vô thức đánh mẹ, hai đứa con gái của chị, cháu Lệ Hằng, Vàng Anh liền quỳ gối xuống đất, chắp tay khẩn cầu một phép màu để người mẹ thân thương không phải chịu đòn.
Yếu lắm rồi, nhưng bất giác anh Vịnh chỉ thẳng tay vào mặt vợ nạt nộ, đòi đánh. Đã nhiều lần chứng kiến bố bệnh tật, vô thức đánh mẹ, hai đứa con gái của chị, cháu Lệ Hằng, Vàng Anh liền quỳ gối xuống đất, chắp tay khẩn cầu một phép màu để người mẹ thân thương không phải chịu đòn.
 

Thật không thể cầm được nước mắt khi đặt chân đến ngôi nhà của anh Lê Công Vịnh (39 tuổi) và chị Nguyễn Thị Dung (35 tuổi ) ở xóm Hồng Vịnh, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Hoàng hôn buông xuống, nhiều gia đình ở xóm nhỏ này đã quây quần đầm ấm bên bữa cơm tối; duy chỉ có ngôi nhà của anh Vịnh, chị Dung buồn hắt hiu. Ngôi nhà xập xệ vang vảng tiếng thét gào của người đàn ông bệnh tật và tiếng khóc nức nở của người mẹ và những đứa con thơ.

 

Ngôi nhà xập xệ, tồi tàn của anh Vịnh, chị Dung.
Ngôi nhà xập xệ, tồi tàn của anh Vịnh, chị Dung.
 

Chị Dung đón chúng tôi với bước đi thất thểu, khuôn mặt rầu rỉ. Chị mở cửa dẫn chúng tôi vào bên trong mà nước mắt cứ lưng tròng. Anh Vịnh, chồng chị nằm trong phòng ẩm mốc, nóng hực. Toàn thân anh gầy khô, trông đến tội nghiệp. Đôi mắt anh cứ ngơ ngác liếc nhìn, miệng cứ lẩm bẩm nói mà chị Dung và hai đứa con nhỏ cũng không thể rõ nội dung.

 

Chị lấy khăn lau cho chồng, rồi bước lên giường cố dùng đôi tay yếu ớt xoay chuyển, đỡ chồng ngồi dậy. Yếu lắm rồi, nhưng bất giác anh Vịnh chỉ thẳng tay vào mặt vợ đòi đánh. Mặc người chồng vô thức có thể giáng những cái tát vào mặt bất cứ lúc nào, nhưng chị Dung vẫn cứ lau lưng, xoa bóp chân tay cho anh Vịnh.

 

Đã nhiều lần chứng kiến bố bệnh tật, vô thức đánh mẹ, hai đứa con gái của chị là cháu Lệ Hằng, Vàng Anh liền quỳ gối xuống đất, hai tay chắp lên ngực cầu xin trời thương ban phép màu cho bố lành bệnh để các cháu không phải chứng kiến cảnh đau đớn như dao cứa vào tâm can.

 

Anh Vịnh bị tai biến mạch máu não, người gầy khô. Đã quá hẹn tái khám cả năm nay, nhưng do nhà khánh kiệt nên chị Dung không thể đưa chồng đi bệnh viện để chạy chữa.
Anh Vịnh bị tai biến mạch máu não, người gầy khô. Đã quá hẹn tái khám cả năm nay, nhưng do nhà khánh kiệt nên chị Dung không thể đưa chồng đi bệnh viện để chạy chữa.

Rồi Lệ Hằng, Vàng Anh gào khóc, xin mẹ cho nghỉ học để giành tiền chạy chữa cho cha, đỡ đần cho mẹ: “Mẹ ơi, hãy để chúng con nghỉ học giành tiền chạy chữa bệnh tật cho cha. Chúng con không muốn đến trường nữa khi mẹ cứ khổ, cứ bị bố dày vò”.

 

Vừa lau cho chồng, chị Dung vừa nghẹn ngào kể, anh Vịnh vốn là một người chân chất, chịu khó. Không nghề nghiệp, chỉ bấu víu vào mấy sào ruộng, nên lam lũ, cày cuốc mãi vẫn không đủ cái ăn, cái mặc cho con. Mấy năm trước, bất đắc dĩ chồng chị đã phải vào nam làm mướn. Làm được một thời gian anh Vịnh gặp tai nạn, đường trở về quê mịt mù. Thương chồng, chị Dung đã phải gửi con cho người thân, xóm làng, vay mượn, lặn lội vào miền nam đưa chồng về.

 

Nhưng tai họa vẫn chưa dừng lại với anh Vịnh. Cách đây hơn một năm anh lại bị tai biến mạch máu não. Chuỗi ngày sau đó người đàn ông khốn khổ này gần như phải ăn nằm một chỗ. "Những thứ gì trong nhà có thể bán, mẹ con đã bán, đã cầm cố để cứu anh, nhưng tất cả vô vọng. Bệnh tật quá hiểm nghèo, nhà đến cái ăn cho các cháu chưa đủ, tiền chạy chữa không có, mẹ con phải đưa anh về nhà tự chăm sóc. Thương anh, thương bố lắm, nhưng mẹ con đành bất lực để anh nằm vậy" - chị Dung gạt nước mắt tủi hờn kể.

 

Lệ Hằng và Vàng Anh thương bố bị bệnh tật hành hạ. Hai đứa trẻ tội nghiệp thường dành thời gian để xoa bóp cho bố, bù đắp phần nào những thiếu thốn về thuốc men.
Lệ Hằng và Vàng Anh thương bố bị bệnh tật hành hạ. Hai đứa trẻ tội nghiệp thường dành thời gian để xoa bóp cho bố, bù đắp phần nào những thiếu thốn về thuốc men.
Nhiều hôm tâm trí vô thức anh Vịnh còn đánh cả con gái. Thế nên để đút được cho bố thìa cháo là cả nỗi vất vả của Vàng Anh và chị gái của mình.
Nhiều hôm tâm trí vô thức anh Vịnh còn đánh cả con gái. Thế nên để đút được cho bố thìa cháo là cả nỗi vất vả của Vàng Anh và chị gái của mình.
 

Nhìn hoàn cảnh của Lệ Hằng, Vàng Anh, nhìn bức tường phủ kín đủ loại giấy khen, lại càng thương cho sự bất công mà những đứa con gái của chị Dung phải gánh chịu. Ngoài Lệ Hằng, Vàng Anh, vợ chồng chị Dung còn có một đứa con gái đầu nữa là Nguyễn Thu Hiền, năm nay 16 tuổi. Bố mẹ nghèo khó, bệnh tật, vậy mà năm học nào 3 con gái của chị Dung đều là học sinh chăm ngoan, học giỏi của nhà trường. Cả 3 cháu luôn được thị trấn tuyên dương, là tấm gương sáng cho tất cả học sinh ở thị trấn về nghị lực vượt khó trong học tập.

 

Dù nhà nghèo, thiếu thốn đủ bề, góc học tập đơn sơ, nhưng Lệ Hằng, Vàng Anh và người chị gái Thu Hiền (đã bỏ học) luôn là những cô học trò tiêu biểu của nhà trường.
Dù nhà nghèo, thiếu thốn đủ bề, góc học tập đơn sơ, nhưng Lệ Hằng, Vàng Anh và người chị gái Thu Hiền (đã bỏ học) luôn là những cô học trò tiêu biểu của nhà trường.
 
Trên vách nhà bằng gỗ tạm bợ, giấy khen về thành tích học tập của 3 chị em treo chi chít.
Trên vách nhà bằng gỗ tạm bợ, giấy khen về thành tích học tập của 3 chị em treo chi chít.
 

Vậy mà không có gì đau đớn, tiếc nuối hơn khi cả 3 đứa con gái của chị Dung đang dần phải bỏ học vì gia cảnh quá khó khăn. Một năm trước, dù đã được thầy cô ở Trường THCS Xuân Diệu (trường chọn của huyện Can Lộc) và bà con lối xóm động viên, nhưng do phải dồn tiền chạy chữa cho bố, nên sau khi kết thúc lớp 9 Thu Hiền đã phải nghỉ học. Xếp bút sách lại, cố bé đang độ tuổi ăn học đã xuống trung tâm thị trấn phụ giúp bán áo quần cho một cửa hàng nhỏ. Số tiền ít ỏi kiếm được Hiền giành tất cả để lo thuốc men cho người bố bện tật của mình.​

 

Một trong những giấy khen về thành tích học tập của chị cả, Thu Hiền.
Một trong những giấy khen về thành tích học tập của chị cả, Thu Hiền.
Giấy khen của Trường tiểu học Ngô Đức Kế dành cho Lệ Hằng.
Giấy khen của Trường tiểu học Ngô Đức Kế dành cho Lệ Hằng.
Còn đây là một trong những giấy khen của cháu Vàng Anh.
Còn đây là một trong những giấy khen của cháu Vàng Anh.
 

Nhắc đến đứa con gái đả bỏ học với chi chít giấy khen gián trên vách gỗ, nước mắt chị Dung đã trào ra. Rồi người phụ nữ gầy khô như muốn quỵ ngã ngay xuống giường khi nhìn hai con gái Lệ Hằng (lớp 6, trường THCS Nguyễn Tất Thành) và Vàng Anh (lớp 5, trường Ngô Đức Kế) giờ như hai ngọn nến le lói trước gió, có thể phải nghỉ học bất cứ lúc nào.

 

Thật xót thương cho những gì chị Dung đang phải gánh chịu. Chồng bệnh tật đã, đang lấy đi tất cả những gì là hi vọng, là tương lai, là hơi thở cuối cùng của chị. Giọng chị Dung nghẹn ngào: “Giá trời không phú cho các con chị được thông minh, được ham học như thế thì hay biết mấy, để chị không phải đau đớn, không phải áy náy khi chứng kiến chúng nó phải bỏ học. Đằng này, các cháu nó học được, chỉ mỗi lần nhìn lên những tấm giấy khen ruột gan chị như có ai xát muối vào rồi. Đứa chị, sau buổi khai giảng có thể lại đến hai đứa em phải nghỉ học. Chị đau, thương các con lắm”.

 

Chị Dung mắt ngân ngấn lệ trước tình cảnh những đứa con đứa con học giỏi của vợ chồng chị đang lần lượt phải bỏ học.
Chị Dung mắt ngân ngấn lệ trước tình cảnh những đứa con đứa con học giỏi của vợ chồng chị đang lần lượt phải bỏ học.
 

Lời chị Dung thật sự như cứa vào tâm can chúng tôi vậy. Ba đứa con gái xinh xắn của chị đúng là hiếu thảo, giàu nghị lực học tập, bởi vậy chỉ cần ai đó tiếp sức, nâng đỡ chút ít, chúng tôi tin khi được quay trở lại lớp học, khi tiếp tục được đến trường, cả ba đứa con của chị Dung sẽ vượt qua khó khăn, sẽ tiếp tục viết nên những kỳ tích trong học tập.

 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

Chị Nguyễn Thị Dung (xóm Hồng Vịnh, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh)

Số ĐT: 0164. 364.8982

 

Nguồn: dantri.com.vn

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi