VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Sinh ra đã vắng đi tình cảm người cha, cuộc sống của cậu bé Lê Nguyễn Trung Nguyên (8 tuổi) là những chuỗi ngày đầy bất hạnh. Với em, ước mơ lớn nhất là được đến trường, được học tập để sau này trở thành một bác sỹ, mang lại ánh sáng cho người mẹ mù. Thế nhưng, ước mơ đó có lẽ quá xa vời khi hai mẹ con Trung Nguyên giờ đang phải sống trong tình cảnh chạy ăn từng bữa...
Cậu bé Lê Nguyễn Trung Nguyên sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Lộc Hạ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Mẹ em là chị Nguyễn Thị Dương (SN 1979), một người phụ nữ bị mù bẩm sinh.
Tâm sự với chúng tôi, chị Dương cho biết, chị sinh ra vốn đã không được như bao người khác, chưa bao giờ chị được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Từ nhỏ, cuộc sống đã là một màu đen tối và phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ, anh chị em trong nhà.
Lớn lên, để giúp đỡ gia đình và cũng vì không muốn mình trở thành gánh nặng, chị được một số người bạn giúp đỡ để đi hát rong kiếm tiền. Trong những ngày đó, chị Dương gặp gỡ và phải lòng một người đàn ông cũng có hoàn cảnh giống chị. Hai người yêu nhau rồi mang thai và sinh ra bé Trung Nguyên trong niềm vui khôn xiết của người mẹ mù.
Thế nhưng, nghiệt ngã nỗi, vì hoàn cảnh ngang trái, chị Dương và người yêu đã không thể đến được với nhau nên chị đành ngậm ngùi một mình nuôi con. Từ khi Trung Nguyên ra đời, chị Dương chưa bao giờ có được một ngày ngon giấc. Chị lo lắng, sợ hãi không thể chăm lo được cho cậu con trai bé bỏng. Mẹ chị mất sớm, ba của chị cũng vừa mới qua đời vì căn bệnh suy thận, tương lai người mẹ mù và cậu con trai 8 tuổi trở nên mịt mờ hơn bao giờ hết.
“Mình đã khổ, đã khiếm khuyết, giờ còn con nhỏ nữa không biết rồi nuôi cháu như răng nữa. Hai mẹ con sống nhờ vào ông ngoại và cậu. Còn ông thì Trung Nguyên còn được đi học, giờ ông mất rồi chẳng ai lo cho nữa. Cậu thì sức yếu, lại bị thương tật ở tay không làm được việc nặng, công việc chăn vịt thuê của cậu cũng chỉ đủ cho hai anh em và cháu rau cháo qua ngày”, chị Dương buồn tủi.
Trước đây Trung Nguyên được đến trường, được học tập cũng nhờ vào số tiền trợ cấp ít ỏi chưa đầy 1 triệu đồng hàng tháng của ông ngoại. Thế nhưng mới đây, ông ngoại của em đã qua đời vì căn bệnh suy thận. Cậu ruột Trung Nguyên năm nay cũng đã gần 50 tuổi lại còn bị thương tật nặng ở tay do tai nạn nên không hề làm được việc nặng. Nhìn vào hoàn cảnh hiện tại của cậu bé, không ai giám tin rồi Trung Nguyên sẽ tiếp tục được đến trường, được thỏa niềm ước mơ vẫn còn dang dở.
Năm nay mới chỉ vừa tròn 8 tuổi nhưng Trung Nguyên rất tháo vát, mọi công việc trong nhà như nấu ăn, quét dọn đến giúp đỡ mẹ em đều làm rất giỏi, Trung Nguyên cũng chính là đôi mắt của chị Dương. Sau mỗi buổi học, thay vì đi chơi như bạn bè cùng trang lứa, Trung Nguyên lại chạy vội về nhà để lo kiếm rau, kiếm gạo để lo bữa ăn cho hai mẹ con.
Mặc dù không có một tuổi thơ được chăm sóc, yêu thương và tận hưởng những điều bình dị như những bạn bè cùng trang lứa nhưng cậu bé Trung Nguyên lại là người mạnh mẽ, lạc quan và luôn yêu cuộc sống. Sớm thấu hiểu được số phận nên Trung Nguyên luôn nỗ lực hết sức mình để sống trọn vẹn với cuộc đời, hiếu thảo với mẹ.
Nhìn Trung Nguyên đang cặm cụi bên bếp củi, mặt còn lem nhem vết nhọ nồi lẫn những giọt mồ hôi. Nghe em khoe hôm nay được bữa ăn ngon vì được người ta cho mấy con cá nhỏ. Nhìn nụ cười ngây thơ và nghe những tâm sự từ cậu bé 8 tuổi, tôi thực sự đã không thể cầm nổi nước mắt.
“Cháu biết mẹ cháu mù nên không có tiền cho cháu đi học, nhưng cháu thích đi học lắm chú ạ! Cháu muốn học thật giỏi để sau này có thể làm bác sỹ, để cháu có thể mổ mắt cho mẹ, để mẹ được nhìn thấy cháu. Cháu xem trên ti vi thấy các bác sỹ mới có thể giúp mẹ cháu nhìn thấy cháu thôi. Bắt cháu làm gì cũng được nhưng đừng... bắt cháu nghỉ học”, Trung Nguyên òa khóc.
Trò chuyện với chúng tôi, cô Đặng Thị Thúy, giáo viên chủ nhiệm của Trung Nguyên tại Trường Tiểu học số 2 An Thủy cho biết, mặc dù hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn nhưng Trung Nguyên là học sinh giỏi toàn diện và là tấm gương vượt khó trong học tập, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
“Nhà trường và hội phụ huynh cũng rất quan tâm, giúp đỡ cho hoàn cảnh của em nhưng cũng chỉ được phần nào đó. Là giáo viên chủ nhiệm khi nhìn vào hoàn cảnh của Trung Nguyên, tôi thực sự rất lo lắng và thương cho em. Tôi mong các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội sẽ đồng hành với nhà trường để tiếp bước ước mơ cho Trung Nguyên, để em không phải nghỉ học giữa chừng, bởi hiện tại em là niềm hy vọng duy nhất của người mẹ mù loà”, cô Thúy tâm sự.
Chia tay chúng tôi khi ngày khai giảng năm học mới đang đến cận kề, bé Trung Nguyên vội nói với theo: "Chú ơi! có cách chi giúp cháu được đi học như các bạn với nhé! Nếu cháu phải bỏ học thì ước mơ trở thành bác sỹ để chữa sáng mắt cho mẹ sẽ mãi không thể thực hiện được. Cháu thương mẹ nhiều lắm nhưng không biết làm răng (sao) cả... chú ơi!".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Chị Nguyễn Thị Dương, thôn Lộc Hạ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Điện thoại: 0935.238.900
Nguồn: dantri.com.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Đau đớn 2 con thơ học giỏi xin mẹ nghỉ học để cứu cha bệnh nặng - 11/09/2017 03:50
- Đau xót gia đình cả 4 người con cùng mắc suy thận mãn - 11/09/2017 03:45
- Xót thương bé 2 tháng tuổi toàn thân phủ đầy "vẩy cá" - 11/09/2017 03:37
- Quặn lòng với ước mơ của bé gái 5 tuổi bị suy tủy - 08/09/2017 03:23
- Tột cùng nỗi đau của gia đình có hai con bị mắc bệnh tim bẩm sinh - 08/09/2017 03:21