Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Mồ côi mẹ, ba bệnh nặng, một mình cô bé yếu ớt nuôi 2 đứa con của chị gái đã mất, chăm sóc một đứa cháu bị bỏ rơi. Cả nhà lặng đi trong niềm vui quặn thắt khi hay tin dì Út đậu đại học.
Một tay Hạnh quán xuyến mọi việc trong nhà - Ảnh: ĐOÀN NHẠN |
Chúng tôi liên hệ với em Lê Thị Mỹ Hạnh (thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) ngay sau khi nhận được cuộc gọi từ người hàng xóm của em.
Cô bé ngậm ngùi qua điện thoại nói mình sẽ không đi học nữa. Rồi hôm sau, Hạnh gọi điện lại cho báo Tuổi Trẻ giọng đầy hy vọng: “Em muốn đi học tiếp, xin hãy giúp em".
“Người mẹ” tuổi 18
Gần 8h tối, bữa cơm cuối ngày được dọn ra với độc một món canh rau má nấu đậu phụ. Dì Út Hạnh cầm theo cái đĩa không, vớt những lát đậu phụ còn nguyên từ tô canh ra làm thành món đậu phụ chấm mắm tương ăn cho đỡ ngán.
Bữa cơm tối thường muộn hơn vì cả ngày dì Út phải phục vụ quán café tới tối mịt mới về. Vừa về tới nhà phải lo đốn thân chuối, cắt cho bò ăn rồi mới lật đật nhóm lửa thổi cơm.
Hơn 7 năm trước, chị gái đầu qua đời, bỏ lại hai đứa con, một trai một gái còn khóc mẹ cho Hạnh và ba nuôi nấng. Không lâu sau đó, một chị gái khác li hôn, bỏ đi biệt xứ, thấy đứa cháu bơ vơ tội nghiệp, Hạnh lại đưa về cưu mang.
Hạnh xin phụ quán café kiếm tiền đi học và nuôi hai cháu nhỏ - Ảnh: ĐOÀN NHẠN |
Từ hồi học cấp II, Hạnh đã trở thành “mẹ” của 3 đứa trẻ. Hạnh nhớ lại, những đêm hai đứa nhỏ đòi mẹ, khóc thét lên, dỗ mãi không nín, vừa tủi vừa thương, Hạnh chỉ biết ôm hai đứa nhỏ vào lòng khóc rấm rứt giữa đêm rồi mấy dì cháu ngủ quên lúc nào không biết.
Thời điểm khó khăn nhất rồi cũng qua, nay các cháu đều đã lớn nên dì Út cũng đỡ vất vả hơn.
Đứa lớn nhất vừa học hết lớp 10, quyết nghỉ học để đi bộ đội cho dì đỡ gánh nặng. Hai đứa nhỏ đã lên lớp 6.
Bà con trong xóm nói rằng đã nhiều lần khuyên Hạnh và ba gửi hai đứa nhỏ vào trại trẻ mồ côi hay nương nhờ cửa Phật nhưng Hạnh nhất quyết không chịu.
“Nghèo vật chất cũng gắng được, em quyết không để mấy đứa nhỏ thiếu thốn tình cảm gia đình" - Hạnh cương quyết.
May thay ba đứa cháu của Hạnh càng lớn càng ngoan nên không khí trong gia đình lúc nào cũng đầm ấm.
Ba Hạnh bị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, không thể làm việc nặng. Với một con bò được chính quyền xã hỗ trợ, phụ thêm được vài đồng thuốc men cho ông. Lúc trái gió trở trời, nhìn người cha già thở hổn hển vớ vội ống thuốc trị hen hít lấy hít để vài hơi rồi mới thở đều trở lại, Hạnh lại toan nghỉ học, đi làm kiếm tiền để giúp mái ấm của mình vượt qua khó khăn.
Tương lai nào cho em
Cuộc gọi từ báo Tuổi Trẻ đã thay đổi suy nghĩ sẽ bỏ học của Hạnh. Ông Lê Duy Linh (ba của Hạnh) nói: “Nay bữa cơm đã vui hơn vì nghe tin con Út nó có cơ hội học đại học, chứ mấy hôm sau khi biết kết quả, nó bỏ ăn bỏ uống, chỉ úp mặt khóc miết thôi".
Ông Linh bảo rằng cũng muốn cho con đi học tiếp nhưng liệu mình Hạnh có trụ nổi khi mà ông hoàn toàn mất khả năng giúp đỡ.
Còn với Hạnh, quyết định vào đại học sau hàng đêm thức trắng là một quyết định khó khăn. Bởi giờ đây, chỉ Hạnh là trụ cột trong nhà. Làm sao để vừa thực hiện được ước mơ đi học vừa chăm lo được hai đứa cháu nhỏ.
Suốt mười mấy năm học, Hạnh chưa bao giờ mơ đến bộ quần áo đẹp hay được tham gia lớp học thêm như chúng bạn. Ấy thế mà cô trò nghèo này liên tiếp đạt danh hiệu học sinh giỏi suốt nhiều năm liền.
Thấy em đam mê các môn học xã hội, nhiều giáo viên đã nhận dạy thêm cho em mà không lấy một đồng phí nào.
Năm lớp 12, Hạnh đạt giải nhất môn sử kỳ thi học sinh giỏi thành phố Đà Nẵng.
Cô Nguyễn Thị Minh Hòa (giáo viên chủ nhiệm của Hạnh) cho biết: “Hạnh không chỉ học giỏi mà còn hiền lành, chịu khó, nghị lực. Biết hoàn cảnh gia đình em, trường đã tìm nhiều cách giúp đỡ. Nay chung niềm vui em đậu đại học, ai nấy đều lo lắng cho tương lai phía trước của em".
Bữa cơm buồn trong nhà trước tin Hạnh đậu đại học - Ảnh: ĐOÀN NHẠN |
Hạnh đỗ nguyện vọng 1 vào ngành báo chí của trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng. Những tính toán của cô tân sinh viên khiến ai nghe cũng thấy nghẹn lòng. Những kế hoạch cụ thể được vạch ra.
Cô học trò nghèo một mình đạp xe hàng chục cây số đến các quán gần trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng để kiếm phòng trọ rẻ tiền, kiếm việc làm thêm trước ngày nhập học.
Hạnh lên kế hoạch ngay khi vào năm học, em sẽ đi làm thêm một buổi, buổi còn lại đi học. Em cũng hỏi thăm để nhận thêm thú bông từ chỗ người quen giới thiệu, về làm thêm ban khuya. Chi tiêu thiệt tiết kiệm chắc cũng còn để gửi về nhà phụ ba nuôi các cháu ăn học.
Em bảo rằng tương lai mình là do mình quyết định. Cái khổ nào rồi cũng sẽ qua nếu mình cố gắng hết sức.
Những ngày này, cô gái nhỏ đang chạy từng nhà trong xóm xin mượn tiền nhập học. Số tiền vào trường vẫn chưa đủ khi mà hạn nộp học phí chỉ còn đếm từng ngày.
Nguồn: tuoitre.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Thương cậu sinh viên mồ côi cha mẹ, khốn đốn vì bệnh suy thận mãn - 21/08/2017 04:38
- Thương bé 7 tháng tuổi mắc hội chứng Apert hiếm gặp - 21/08/2017 04:38
- Khốn khổ người phụ nữ sắp xếp hậu sự cho cả nhà - 21/08/2017 04:31
- “Ai cứu mẹ con với, mẹ con chết mất thôi !…” - 21/08/2017 04:30
- Những ước mơ giản đơn - 15/08/2017 02:06
Các tin khác
- Cô bé hồn nhiên mang trong mình hai căn bệnh hiểm nghèo - 14/08/2017 07:09
- Quảng Bình: Bệnh tật bủa vây căn nhà 3 người - 14/08/2017 04:02
- Nỗi sợ của đôi vợ chồng nghèo có con ung thư - 14/08/2017 04:02
- "Cha con bệnh nặng, nhà con sắp sập, con khổ lắm !..." - 07/08/2017 03:05
- Bé 9 tuổi giành giật sự sống với vi khuẩn ăn thịt người - 07/08/2017 03:04