VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Người con trai duy nhất của ông bà chạy thận đã 8 năm nay, giờ số tuổi của ông bà cộng lại còn ít hơn số nợ của gia đình. Có nhiều bữa đi chợ, bà chỉ dám mua mấy ngàn da heo về luộc rồi bóp với ruột cây chuối non để ăn kèm với cơm…
Trời mưa tầm tã làm căn nhà nhỏ của ông bà Trần Xuân Diệu (61 tuổi) và bà Nguyễn Thị Trọng (63 tuổi) ở xóm 7, thôn Hiển Lộc, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình dột tứ tung.
Bà Trọng kể, cả cuộc đời nghèo khổ, chật vật lắm mới vay được ít tiền làm lại ngôi nhà cũ cách đây gần chục năm. Vậy mà nợ nhà chưa trả được, người con trai duy nhất là anh Trần Xuân Sang (34 tuổi) lâm bệnh nguy kịch, nợ lại chồng lên nợ.
Ông bà đã tuổi cao sức yếu nhưng vẫn cố gắng đi làm kiếm tiền chữa bệnh cho con |
Ông Diệu, bà Trọng có với nhau 2 người con, một trai một gái, cả hai người học xong lớp 12 đều đi miền Nam làm công nhân. Cách đây 8 năm, anh Sang bị bệnh thận nằm hết viện này tới viện khác, suýt chết bốn năm lần. Con gái út của ông bà lấy chồng rồi ở luôn trong Nam, cuộc sống cũng khốn khó, suốt nhiều năm nay không được ăn Tết cùng gia đình.
“Khoảng năm 2008, tôi liên tục bị những cơn đau đầu hành hạ. Do mải đi làm kiếm tiền để giúp bố mẹ trả nợ tiền làm nhà nên tự mua thuốc về uống chứ không đi khám. Đau nhiều nhưng tôi vẫn cố, càng uống lại càng đau, đến lúc chịu không được mới đi bệnh viện, lúc đó bác sĩ bảo bệnh tôi đã bị biến chứng, từ cao huyết áp thành suy thận”, anh Sang cho biết.
Ba tháng nằm ở bệnh viện 115 không có bảo hiểm, 130 triệu tiền viện phí, thuốc men ông bà phải vừa vay ngân hàng, vay anh em nội ngoại hai bên. Có những lần vay không được, thương con nên ông Diệu lại gạt nước mắt, đội nón đi xin từng đồng.
Sau 3 tháng nằm viện 115, gia đình đã xin đưa con về Bệnh viện TƯ Huế điều trị tại đó suốt 2 năm. Có khi ở bệnh viện 1 tháng thì về nhà được 3 ngày, có khi ở viện 2 tháng thì về được nửa tháng. Anh Sang đã quen ở bệnh viện còn hơn ở nhà.
Anh Sang bị bệnh thận nặng, phải "thường trú" luôn trong bệnh viện |
Từ năm 2012, gia đình lại xin chuyển anh về bệnh viện Việt Nam Cu Ba – Đồng Hới cho gần nhà. Cứ cách ngày, anh lại đi mười mấy cây số lên bệnh viện lọc máu một lần, một tháng cũng mất mấy triệu đồng tiền thuốc men.
2 tháng trở lại đây, bệnh biến chứng nặng hơn nên anh buộc phải trở lại bệnh viện TƯ Huế. Để lo mỗi lần đi viện cho con, bà Trọng chạy đôn chạy đáo vay mượn anh em, bạn bè, thậm chí cả vay lãi nóng mà vẫn chưa đủ tiền. Đến nay do vay quá nhiều, người ta không cho nữa, vợ chồng bà bàn nhau cắm sổ đỏ vay 50 triệu, trả bớt nợ cũ rồi mới được vay tiếp.
Mặc dù tuổi cao nhưng để có tiền trang trải cuộc sống, ai thuê việc gì ông Diệu cùng làm, từ xúc đất, chặt cây, làm giàn bầu giàn bí… Còn bà từ khi mổ cắt tử cung toàn phần sức khỏe yếu hẳn, lúc nhớ lúc quên nên chỉ quanh quẩn việc nhà.
“Nhà có 3 sào ruộng nhưng ở xa quá, vợ con đều đau ốm không làm được nên cho những người ở gần đó làm, mỗi mùa họ trả mấy thúng lúa để ăn nhưng hiện nay họ cũng không làm nữa”, ông Diệu cho biết.
Tiền lo chữa bệnh còn không đủ, nên mỗi bữa cơm của gia đình cũng rất đạm bạc. “Lần nào đi chợ tôi cũng phải đắn đo mãi mới mua miếng thịt hoặc mấy con cá nhỏ về nấu cho thằng Sang, còn hai vợ chồng tôi chỉ dám mua mấy ngàn da heo về luộc lên rồi bóp với ruột non của cây chuối để ăn với cơm”, bà Trọng buồn bã.
Hiện anh Sang vẫn “thường trú” tại bệnh viện, trong khi đó số nợ ngân hàng và anh em bà con của gia đình vẫn còn 150 triệu, nhiều hơn số tuổi của ông bà cộng lại. Đã qua nửa con dốc bên kia của cuộc đời, ông bà chỉ mong phần nào trả được số nợ cũ, mong có thêm hy vọng để người con trai duy nhất tiếp tục chống chọi được với bệnh tật.
Gửi trực tiếp:
ông Trần Xuân Diệu/bà Nguyễn Thị Trọng, xóm 7, thôn Hiển Lộc, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình.
SĐT 01222157699
Nguồn: Vietnamnet.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Thương bé 17 tháng tuổi chết mòn trên giường bệnh trong cảnh không cha, mẹ bị tâm thần - 06/01/2017 03:19
- Bán mảnh ruộng cuối cùng không đủ cho con chữa bệnh ung thư - 06/01/2017 03:13
- Gia cảnh bần cùng của gia đình có con ung thư võng mạc - 05/01/2017 03:42
- Nỗi đau gia đình có chị não úng thủy, em ung thư xương - 05/01/2017 03:36
- Chồng nén đau từ chối chữa ung thư để vợ con khỏi mang nợ - 05/01/2017 03:32
Các tin khác
- Hãy chia sẻ khó khăn với chị Xuân - 03/01/2017 06:47
- Mẹ nghèo khóc mờ mắt vì không có 40 triệu phẫu thuật cho con - 26/12/2016 02:44
- Hãy giúp bà Đa vượt qua khó khăn - 22/12/2016 03:31
- Chồng xin chết để giảm gánh nặng cho vợ đau yếu nuôi 3 đứa con thơ - 22/12/2016 03:15
- Bi kịch người phụ nữ nghèo nhập viện không xu dính túi - 22/12/2016 03:11