Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Nhắc tới hoàn cảnh éo le, khốn khó của chị Phạm Thị Xuân, người dân huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) ai cũng đều thương cảm. Đã hơn chục năm qua, người phụ nữ nông dân nghèo một mình chèo chống việc gia đình, vừa nuôi chồng, vừa chăm sóc con trai khuyết tật.
Chị Phạm Thị Xuân vốn được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Từ những năm còn rất nhỏ, chị Xuân đã phải sống xa bố mẹ, lên thành phố Điện Biên ở nhờ nhà chị họ. Tuổi thơ của chị lớn lên trong nghèo khó, thiếu thốn tình thương yêu của người thân.
Bao năm sống xa quê nên chị sớm biết tự lập, bươn trải cuộc sống. Học xong phổ thông vì điều kiện kinh tế eo hẹp, sức học cũng không được bằng chúng bằng bạn nên chị quyết định không đi thi Đại học mà xin việc làm thuê, làm mướn với hy vọng có tiền mưu sinh.
Sau một thời gian chuyển đến xã Noong Hẹt để thuận tiện cho việc kiếm sống, chị Xuân đã bén duyên với anh Đào Văn Thiệu. Hai anh chị có điểm chung là người cùng quê Hưng Yên lên Điện Biên sinh sống từ nhỏ, bởi thế chị Xuân, anh Thiệu càng cảm thông hoàn cảnh của nhau và đi đến hôn nhân.
Chị Xuân buồn rầu kể về gia cảnh éo le của mình
Hạnh phúc của cặp vợ chồng trẻ như được nhân lên gấp bội phần khi hai cậu con trai Đào Văn Thành và Đào Văn Đạt bụ bẫm, kháu khỉnh lần lượt chào đời. Thế nhưng, cuộc sống gia đình yên ấm ấy bỗng chốc bị xáo trộn khi cháu Đạt mắc bệnh bại não sau một cơn sốt cao khi mới hơn 3 tuổi. Xót xa cho số phận của con, chị Xuân chạy đôn chạy đáo lo vay mượn bè bạn, người thân để đưa Đạt đi khám chữa. Những khoản tiền nợ đưa con đi điều trị nhiều lên từng ngày nhưng bệnh tình của con trai vẫn không thuyên giảm, người mẹ nghèo suy nghĩ, lo lắng mất ăn mất ngủ, người mỗi ngày một gầy rộc, đôi mắt trũng sâu.
Từ ngày cháu Đạt đổ bệnh nặng, chị Xuân đành xin nghỉ việc để có nhiều thời gian chăm con. Những tưởng con bệnh tật sẽ có chồng làm chỗ dựa, thế nhưng từ khi cháu Đạt phải nằm liệt một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều cần có người thân chăm sóc thì anh Thiệu lại lâm vào con đường nghiện ngập, bỏ mặc vợ một mình vừa bươn chải kiếm sống, vừa phải nuôi chồng, chăm con.
Đã hơn chục năm cháu Đạt trở thành người khuyết tật cũng là ngần ấy năm anh Thiệu “nhúng” vào con đường tệ nạn xã hội. Chị Xuân phải vất vả hết ngày dài tới đêm thâu, lúc tranh thủ chăm sóc con, khi thì đi làm thuê, làm mướn kiếm chút tiền nuôi cậu con trai lớn đang tuổi ăn, tuổi học, thuốc thang cho cậu con trai khuyết tật. Trước cảnh ngộ éo le đó, chính quyền địa phương đã đến vận động, đưa anh Thiệu đi cai nghiện, thế nhưng gần đây, đôi mắt của anh Thiệu bỗng dần mờ đi, không nhìn rõ mọi vật, sức khoẻ cũng ngày một giảm sút.
Hiện nay, ngoài nguồn thu nhập bấp bênh từ việc làm thuê làm mướn, khi thì hái bán vài mớ rau, hàng tháng gia đình chị Xuân chỉ còn biết trông vào khoản tiền trợ cấp khuyết tật 450 nghìn đồng/tháng của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho cháu Đạt. Dù chi tiêu tằn tiện lắm nhưng chị Xuân vẫn không biết phải xoay sở ra sao để nuôi người chồng đang mất dần thị lực và cậu con trai khuyết tật. Thương mẹ vất vả, cậu con trai lớn cũng tranh thủ những buổi nghỉ học đi làm thuê để có tiền đóng học, vơi bớt lo lắng cho mẹ.
Hoàn cảnh khó khăn của chị Xuân cần lắm sự giúp đỡ, sẻ chia của các tấm lòng hảo tâm xa, gần.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ:
Chị Phạm Thị Xuân, đội 4, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Bán mảnh ruộng cuối cùng không đủ cho con chữa bệnh ung thư - 06/01/2017 03:13
- Gia cảnh bần cùng của gia đình có con ung thư võng mạc - 05/01/2017 03:42
- Nỗi đau gia đình có chị não úng thủy, em ung thư xương - 05/01/2017 03:36
- Chồng nén đau từ chối chữa ung thư để vợ con khỏi mang nợ - 05/01/2017 03:32
- Con chạy thận, mẹ già chỉ dám mua mấy ngàn da heo ăn qua ngày - 05/01/2017 03:29
Các tin khác
- Mẹ nghèo khóc mờ mắt vì không có 40 triệu phẫu thuật cho con - 26/12/2016 02:44
- Hãy giúp bà Đa vượt qua khó khăn - 22/12/2016 03:31
- Chồng xin chết để giảm gánh nặng cho vợ đau yếu nuôi 3 đứa con thơ - 22/12/2016 03:15
- Bi kịch người phụ nữ nghèo nhập viện không xu dính túi - 22/12/2016 03:11
- Bố mất, mẹ bị tâm thần, bé 4 tuổi lại nguy kịch vì bệnh ung thư - 20/12/2016 03:24