Xác định rõ tầm quan trọng việc nắm bắt tình hình, nhu cầu của đối tượng với công tác vận động quỹ, thực hiện chính sách cũng như các hoạt động trợ giúp, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi tỉnh Phú Yên đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức khảo sát, điều tra đối tượng người khuyết tật trong tỉnh. Trên cơ sở những thông tin thu nhận được, tỉnh Hội đã thực hiện thành công nhiều mô hình trợ giúp thiết thực với người khuyết tật, trẻ mồ côi trong tỉnh.
14.214 đối tượng được xác định mức độ khuyết tật
Hội Bảo trợ người tàn tật & trẻ em mồ côi tỉnh Phú Yên được sáp nhập từ hai Hội (Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi và Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật). Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi tỉnh Phú Yên phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương tiến hành rà soát đối tượng NKT trên địa bàn tỉnh, tiến hành lập hồ sơ, thành lập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy chứng nhận cho NKT và đề nghị thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng cho NKT đặc biệt nặng và nặng theo Nghị định 28/2012/NĐ-CP, của Chính phủ. Các điều tra viên đã được tỉnh tập huấn về nghiệp vụ khảo sát, điều tra, hướng dẫn lập các biểu mẫu điều tra, lập các tổ điều tra viên khắp địa bàn thôn, buôn, khu phố.
Qua khảo sát vào tháng 8/2012, toàn tỉnh có 16.655 NKT. Trên cơ sở số liệu ban đầu được khảo sát, căn cứ vào Luật NKT và chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở LĐTBXH phối hợp với Hội và các ngành chức năng hướng dẫn cho 112 xã, phường, thị trấn trong tỉnh lập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (do Chủ tịch UBND cấp xã làm chủ tịch hội đồng). Hội đồng đã tiến hành rà soát, lập hồ sơ, đánh giá dạng khuyết tật và giám định mức độ khuyết tật đối với NKT theo những phương pháp và nội dung được quy định. Đối với những NKT không đến được địa điểm quy định thì Hội đồng trực tiếp đến nơi cư trú của đối tượng đế đánh giá, xác định.
Hoạt động thăm hỏi tặng quà của tỉnh Hội Phú Yên
Kết quả, đến hết tháng 5/2014, toàn tỉnh có 14.214 đối tượng được xác định mức độ khuyết tật. Trong đó khuyết tật vận động 7.321 người (chiếm tỷ lệ 51,51%). khuyết tật nghe, nói (khếm thính) 653 người (chiếm 4,59%), khuyết tật nhìn (khiếm thị), 1.030 người (7,35%), khuyết tật thần kinh, tâm thần 3.188 người (22,43%), khuyết tật trí tuệ 1.173 người (8,24%), các dạng khác 849 người (5,96%). Chia theo mức độ khuyết tật (đã được Hội đồng xác định), NKT đặc biệt nặng 2.970 người (20,89%), NKT nặng 10.386 người (73,07%), NKT nhẹ 827 người (5,82%) và không xác định 31 người.
Trên cơ sở kết quả xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, UBND xã, phường, thị trấn đã tiến hành cấp giấy chứng nhận cho 14.183 đối tượng, thực hiện trợ cấp và điều chỉnh trợ cấp xã hội cho 13.356 NKT (bao gồm: 2.970 người khuyết tật đặc biệt nặng và 10.386 NKT nặng).
Ông Phạm Xuân Luôn, Chủ tịch tỉnh Hội cho biết "Việc tỉnh Hội tổ chức xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy chứng nhận khuyết tật và thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên, hàng tháng cho NKT thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta với người yếu thế trong xã hội. Đồng thời cũng là minh chứng cho việc Luật NKT đã thực sự đi vào cuộc sống, chính sách của Nhà nước với đối tượng đã được thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng, tạo niềm tin và sự phấn khởi cho NKT, xóa đi mặc cảm, vươn lên hòa nhập cộng đồng. Không chỉ vậy, việc nắm bắt chuẩn xác tình hình đối tượng, nhu cầu của họ còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác vận động Quỹ nói chung và tổ chức thực hiện các hoạt động trợ giúp đối tượng nói riêng".
Thực hiện hiệu quả các mô hình trợ giúp
Từ cơ sở dữ liệu về NKT, tỉnh Hội đã xây dựng và triển khai nhiều mô hình hỗ trợ hiệu quả như: trợ giúp y tế, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ cải thiện sinh hoạt, hỗ trợ sinh kế cho NKT, TMC tại một số xã xây dựng nông thôn mới mà Hội đã chọn thí điểm theo dỗi thực hiện....
Trong năm 2014, tỉnh Hội đã chủ trì, trực tiếp liên hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước giới thiệu địa chỉ, đối tượng NKT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để vận động trợ giúp bằng tiền và hiện vật cho họ. Kết quả, nguồn quỹ Hội vận động được trong năm đạt 16,563 tỷ đồng. Từ số tiền này, Hội đã thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp hiệu quả như tặng 850 xe lăn (trị giá gần 4 tỷ đồng), các nhà cứu trợ trực thuộc tỉnh Hội đã châm cứu, khám chữa bệnh phục hồi chức năng và cấp phát thuốc miễn phí cho trên 1.000 lượt NKT và TMC (ước tính tổng giá trị trên 800 triệu đồng), trao tặng 27.215 suất quà cho các đối tượng (trị giá 9.463 triệu đồng) nhân dịp Tết Nguyên đán, các ngày lễ, ngày 18/4, ngày Quốc tế NKT, ngày 1/6 Quốc tế Thiếu nghi, 15/8 Tết Trung thu...
Cùng với thăm hỏi, tặng quà, tỉnh Hội đã phối hợp với hội người mù tỉnh và các địa phương, tổ chức dạy nghề cho 25 NKT các nghề làm chổi đót, tăm tre, nghề mát xa tại Trường Niềm vui, thành phố Tuy Hòa. Huyện Hội Tuy An cũng lập cơ sở sản xuất tăm tre, làm chổi đót, mở phòng mát xa để nhận các học viên vào làm việc, thu nhập bình quân mỗi học viên sau khi ra nghề dao động từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tỉnh Hội còn phối hợp với Sở LĐTBXH và các trường, trung tâm dạy nghề, tổ chức dạy nghề cho 200 NKT với các nghề phù hợp. Kết quả, trên 70% số học viên ra nghề tìm được việc làm.
Chị Trương Thị Ngoan, xã An Mỹ (huyện Tuy An) đối tượng thụ hưởng Mô hình hỗ trợ sinh kế cho NKT, TMC tại xã xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hội
Với đối tượng là trẻ em bị tim bẩm sinh, trẻ em khuyết tật, tỉnh Hội có những hoạt động hỗ trợ riêng, phù hợp cho từng đối tượng cụ thể như: phối hợp với Sở LĐTBXH, Sở Y tế, Bệnh viện Tim Tâm Đức thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khám sàng lọc cho 395 em bệnh tim bẩm sinh (trong đó có 56 em được bác sĩ chỉ định phẫu thuật và đã được phẫu thuật); Tỉnh Hội vận động và phối hợp với tổ chức Children Actision tài trợ cho 13 em khuyết tật sẹo bỏng đi phẫu thuật tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, 27 trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch và 25 em bị khuyết tật vận động khác đã được Hội vận động tài trợ phẫu thuật tại viện chỉnh hình Qui Nhơn.
Để giúp cho NKT, TMC có cuộc sống ổn định, bền vững hơn, thực hiện chỉ đạo của Trung ương Hội, tỉnh Hội đã triển khai mô hình hỗ trợ sinh kế tại xã xây dựng nông thôn mới. Theo đó, từ nguồn hỗ trợ của Trung ương Hội (100 triệu đồng) và nguồn đối ứng của địa phương, Hội phối hợp với sở LĐTBXH khảo sát chọn 20 hộ nghèo có NKT tại xã An Mỹ, huyện Tuy An lập Dự án sinh kế, tổ chức tập huấn hướng dẫn các hộ trồng rau, quả. Mức hỗ trợ từ 5 triệu đến 7 triệu đồng/hộ. Theo đánh giá của tỉnh Hội, qua 3 năm thực hiện tại các hộ có NKT đã thực hiện đạt kết quả cao, hầu hết các hộ đã vượt nghèo, nhiều hộ có vốn tích lũy, mỡ rộng diện tích, tăng quy mô sản xuất, có hộ mua được heo, bò chăn nuôi từ nguồn thu lợi của dự án sinh kế. 12 xe đạp cũng được Hội trao tặng cho các gia đình NKT, có con em đang học bậc phổ thông trung học. Đã góp phần nâng cao mức sống cho người khuyết tật và tham gia xây dựng nông thôn mới tại xã An Mỹ, huyện Tuy An.
Có thể nói, từ việc khảo sát, điều tra tổng thể NKT trong tỉnh, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Phú Yên đã có cơ sở để vận động Quỹ, thực hiện các hoạt động trợ giúp đối tượng một cách hiệu quả, đáp ứng đúng nhu cầu, đúng đối tượng và đem lại niềm tin cho nhà tài trợ. Tin rằng, cơ sở dữ liệu này sẽ còn giúp tỉnh Hội tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động hơn nữa, góp phần tích cực cải thiện đời sống của NKT, TMC trong toàn tỉnh.
(Theo Tạp Chí Người Bảo Trợ)
Tin mới
- Mái ấm của những công nhân 'cá biệt' - 16/03/2015 05:27
- Lớp võ đặc biệt - 16/03/2015 03:59
- Trợ cấp giáo viên dạy trẻ khuyết tật hòa nhập: chờ đến bao giờ? - 16/03/2015 03:41
- Gặp gỡ nhóm tình nguyện nấu ăn cho người nghèo - 16/03/2015 03:11
- Phẫu thuật mắt và quyền được nhìn thấy của người mù nghèo - 13/03/2015 09:51
Các tin khác
- Nhiều công trình xây dựng “bỏ rơi” người khuyết tật! - 10/03/2015 04:52
- 1.000 người mù nghèo được hỗ trợ mang lại ánh sáng - 09/03/2015 10:02
- Mang mùa xuân đến với trẻ thơ: Thăm tặng quà Tết tại Trung tâm nhân đạo Thiên Phúc - 09/03/2015 02:45
- Tỉnh Hội Thanh Hóa: Trao học bổng cho trẻ khuyết tật, mồ côi - 09/03/2015 02:38
- Tỉnh Hội Bến Tre: Hơn 300 triệu đồng tặng quà Tết cho đối tượng - 09/03/2015 02:33