Thứ sáu, 17 Tháng 3 2023 15:55

Từ nhiệm kỳ III (2007-2012), Trung ương Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội), lúc đó do Chủ tịch Danh dự Nguyễn Thị Xuân Mỹ và Chủ tịch Nguyễn Đình Liêu lãnh đạo đã có những chỉ đạo việc các tổ chức Hội tham gia công tác giảm nghèo. Các nội dung chính là tư vấn chính sách; vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo có NKT, TMC… Cách làm này tuy do Hội chủ động, cũng đã phát huy tác dụng, hiệu quả nhưng hầu như phụ thuộc vào sự ủng hộ của các nhà tài trợ, việc chọn địa bàn, đối tượng hỗ trợ, cách thức hỗ trợ… nhiều trường hợp do nhà tài trợ yêu cầu nên phần nào cũng hạn chế kết quả chung.

 MG 5457

Bàn giao bò  sinh sản cho hộ nghèo xã Thanh Lâm, Như Xuân, hanh Hóa

Bước sang nhiệm kỳ VI, theo tinh thần chuyển từ mô hình “Hội đặc thù” sang mô hình “Hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ”, căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản một số văn bản quan trọng để triển khai, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 như các Quyết định số 90/TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ, số 653/TTg ngày 28/5/2022 về việc giao dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia; Nghị định số 27/2022/ NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia; Quyết định 1187/QĐ- BTC về việc giao dự toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo của Hội Bảo trợ NKT&TMC VN; Thông tư số 09/2022/ TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo…Theo tinh thần trên, Trung ương Hội trở thành một tổ chức được Chính phủ trực tiếp, chính thức giao nhiệm vụ , giao ngân sách… để thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo theo tiêu chuẩn đa chiều, bền vững. Năm 2022, nhiệm vụ Hội được giao là xây dựng và thực hiện 02 Dự án (mô hình) phát triển sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo có người khuyết tật hoặc có trẻ mồ côi tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo để các hộ này vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, Hội cũng được giao nhiệm vụ tham gia tuyên truyền phổ biến về chủ trương, chính sách Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tập huấn nâng cao năng lực cho những người tham gia Dự án và cán bộ, hội viên, người khuyết tật trong phạm vi cả nước.

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Thường trực Trung ương Hội đã thành lập Ban Quản lý Dự án, khẩn trương lựa chọn địa bàn, xây dựng Kế hoạch cụ thể, tổ chức các chuyến khảo sát, họp bàn triển khai với lãnh đạo Hội, lãnh đạo địa phương, gặp trực tiếp người dân để thảo luận về các nội dung của Dự án. Theo thống nhất, Dự án được triển khai trên địa bàn 2 xã Tam Hợp, Tam Thái ở huyện Tương Dương (Nghệ An) và 5 xã Thanh Quân, Thanh Sơn, Thanh Lâm, Thanh Hòa, Thanh Phong ở huyện   Như Xuân (Thanh Hóa) với tổng số vốn hỗ trợ 32 2 tỷ đồng cho 60 hộ nghèo là hộ có người khuyết tật hoặc có trẻ mồ côi để mỗi hộ có thể mua một cặp bò sinh sản gồm một bò cái trưởng thành (từ 2-3 tuổi), một bê cái (1-1,5 tuổi) và được hỗ trợ thêm mỗi hộ 1,4 triệu đồng tiền mua cỏ giống, thuốc thú y… Dự án cũng tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ hội viên, cán bộ địa phương làm công tác xã hội, giảm nghèo, người khuyết tật tại 2 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa.

 

z3901258047594 e5343f57e4e06f5923ebd8811c5cfeb5

Lãnh đạo Hội kiểm tra công tác xây dựng chuồng trại của các hộ gia đình  khi nhận bò về nuôi

z3901257920233 c2ea0cf183e9d42ee84cb52d3ef0c862

Tập huấn về chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo huyện Như Xuân tham gia dự án

Ở mỗi huyện, Ban Quản lý Dự án đã tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật thú y, phòng trừ dịch bệnh, thức ăn, cỏ giống… cho các học viên là kỹ thuật viên địa phương, các hộ dân tham gia Dự án, cán bộ thôn bản; hướng dẫn và kiểm tra thực tế việc xây dựng chuồng trại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật… Thường trực Trung ương Hội và Ban Quản lý Dự án đã đi kiểm tra trực tiếp tại 60 hộ nghèo tham gia Dự án ở cả 7 xã nói trên, tổ chức việc trao và nhận bò theo đúng các quy định về tài chính, về kỹ thuật.

 

Ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Trung ương Hội trao tiền hỗ trợ  mua thuốc và hạt giống cho các gia đình

Bà Trần Thị Dung - Phó Chủ tịch Trung ương Hội bàn giao bò cho hộ gia đình người khuyết tật

Trên thực tế, mặc dù cách làm cụ thể ở mỗi huyện có sự khác nhau, nhưng đều có điểm chung là người dân (kể cả những hộ không được trực tiếp tham gia và thụ hưởng lợi ích từ Dự án) đều vô cùng phấn khởi. Các hộ nghèo trong diện thực hiện Dự án đều khắc phục mọi khó khăn, chủ động chuẩn bị các yếu tố đối ứng (nhất là về chuồng trại, thức ăn cho bò…) và tích cưc tham dụ tập huấn để có thể nhận bò, chăm sóc bò được ngay. Ở huyện Tương Dương (Nghệ An) do huyện đã có kinh nghiệm trong tiếp nhận và triển khai các mô hình nuôi bò trong dân nên có nhiều cách làm sáng tạo. Việc họp dân để lựa chọn những hộ nghèo tham gia Dự án được tổ chức kịp thời, dân chủ, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao. Theo kinh nghiệm và mong muốn của người dân, bò sinh sản được lựa chọn ngay trên địa bàn nên bò không phải trải qua giai đoạn thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường, thức ăn… ở địa phương nữa, về cơ bản là chỉ “chuyển từ thôn này sang thôn khác, từ nhà này sang nhà khác” ; nhiều trường hợp còn mua của người thân nên còn được giúp đỡ thêm (tặng thêm bê hoặc bò mẹ đang trong kỳ mang thai bê nên 2 thành 3, cá biệt có trường hợp 2 thành 4). Ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa), dù cũng có số lượng hộ tham gia như Tương Dương (30 hộ) nhưng triển khai ở 5 xã do có đội ngũ cán bộ Hội, cán bộ các ngành liên quan (Lao động, Thương binh Xã hội, Nông nghiệp phát triển nông thôn…) rất trách nhiệm, nhiệt tình, đặc biệt lại có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện tới xã nên việc triển khai, thực hiện Dự án bước đầu thuận lợi, đạt yêu cầu đề ra.

Do thời gian thưc hiện Dự án còn dài (theo quy đinh Dự án thực hiện trong 3 năm, từ 1/7/2022 đến 30/6/2025) và còn rất nhiều việc phải làm, tuy nhiên, với sự hưởng ứng, ủng hộ và sự quyết tâm, cách làm sáng tạo , chủ động của người dân, của cấp ủy, chính quyền, các cấp Hội, các ngành có liên quan… nhất định Dự án sẽ đạt kết quả tốt; góp phần tích cực vào giảm nghèo , nhất là những hộ nghèo có người khuyết tật, trẻ mồ côi./.

Đỗ Mạnh Hùng

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi