Với chiều dài hơn 5.600 m, hàng rào ngăn chó hoang ở Australia là một trong những công trình dài nhất hành tinh. Tuy nhiên, nó cũng là đề tài gây tranh cãi trong giới bảo tồn.
Hàng rào ngăn chó hoang là một hàng rào trải dài từ làng Jimbour, bang Queensland tới vùng đất khô cằn ở phía tây của bán đảo Eyre trên những vách đá của Cao nguyên Nullarbor.
Chính quyền Australia dựng hàng rào từ những năm đầu thế kỷ 20 để ngăn chó hoang vào vùng đất trù phú phía đông nam của lục địa Úc, nơi nông dân chăn cừu, trâu và bò. Với chiều dài 5.614 km, nó là một trong những công trình dài nhất thế giới và hàng rào dài nhất hành tinh.
Ban đầu chính quyền bang Queensland dựng nhiều hàng rào riêng lẻ trong thập niên 80 của thế kỷ 19 để ngăn thỏ. Nhưng sau khi nhận thấy các hàng rào không thể ngăn thỏ, chính quyền bỏ mặc chúng. Hồi đầu thế kỷ 19, giới chức tu sửa những hàng rào để ngăn chó hoang và bảo vệ cừu.
Trong thập niên 40 của thế kỷ 20, người ta kết nối các hàng rào với nhau để tạo nên hàng rào duy nhất. Chiều dài của hàng rào đạt mức cực đại là 8.614 km trong thập niên 80. Song sau đó chính quyền bỏ bớt nhiều đoạn nên chiều dài chỉ còn 5.614 km.
Mặc dù chó hoang vẫn xuất hiện ở một số vùng ở miền nam Australia, người ta vẫn coi hàng rào là một công cụ thành công trong mục tiêu ngăn chó hoang. Chi phí bảo dưỡng, nâng cấp hàng rào lên tới 10 triệu USD mỗi năm. Chính quyền lắp đặt các tấm pin mặt trời trên một số đoạn của hàng rào để chúng cung cấp điện cho các bóng đèn vào ban đêm.
Cấu tạo và hình dạng của hàng rào không giống nhau ở mọi đoạn, song đa số chúng có chiều cao 180 cm và bao gồm những đoạn dây thép được kẹp chặt bởi những cọc gỗ. Dải đất có chiều rộng 5 m ở hai bên hàng rào là "vùng cấm" – nơi người dân không được phép trồng cây hay rau.
Mặc dù hàng rào giúp nông dân bảo vệ cừu và giúp Australia tiết kiệm hàng triệu USD mỗi năm, tác động của nó đối với môi trường lại là một chủ đề gây tranh cãi trong dư luận. Về cơ bản, hàng rào tạo ra hai thế giới riêng biệt ở Australia, trong đó một bên có chó hoang và bên kia không có.
Một số người cho rằng, trong khu vực mà chó hoang tung hoành, nhiều loài động vật đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng bởi số lượng chó hoang bùng nổ mạnh.
Ngược lại, trong khu vực mà chó hoang không tồn tại, số lượng nhiều loài – bao gồm đà điểu sa mạc Úc, chuột túi và thỏ - phát triển cực nhanh, đe dọa sự sinh tồn của nhiều loài bản địa như chuột đồng, thú có túi và cỏ.
Theo Zing.new.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- 17 năm ăn trộm đồ lót của cô hàng xóm xinh đẹp - 17/08/2015 06:55
- Trở thành tân cử nhân ở tuổi 87 - 17/08/2015 05:03
- Bị bắt vì đi cướp ngân hàng bằng... súng giấy - 17/08/2015 03:56
- Ngôi làng bị bỏ hoang trở thành điểm du lịch hút khách - 17/08/2015 03:50
- Những màn cầu hôn “đắt giá” nhất thế giới - 16/08/2015 05:32
Các tin khác
- Kỳ dị quan tài hình người trên vách đá ở Peru - 16/08/2015 01:49
- Trung Quốc: Mang bầu 13 lần để thoát án tù - 16/08/2015 01:07
- Phát hiện hộp sọ ‘người sói’ - 15/08/2015 05:35
- Chán làm người, bỏ lên núi sống như loài dê - 15/08/2015 03:04
- Choáng với cuộc thi uống bia bằng bát to như… bồn rửa mặt - 15/08/2015 01:44