Thứ ba, 21 Tháng 4 2020 16:00

Từ 21-22/4, mưa sao bang Lyrid (Thiên Cầm) sẽ xuất hiện với 10-20 vệt sáng mỗi giờ. Đây là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm.

Vị trí xuất phát của mưa sao băng Thiên Cầm.

Mưa sao băng Thiên Cầm thường xuất hiện từ ngày 16/4 đến 26/4, trùng với giai đoạn trăng mới, có nghĩa là bầu trời hầu như không có ánh trăng nên rất thuận lợi để quan sát các vệt sáng gây ra bởi bụi sao chổi. Năm 2019, mưa sao bang Thiên Cầm đạt cực đại vào đêm 22, rạng sáng 23/4. Mức độ của mưa sao băng này ở độ trung bình, thường xuất hiện 10-15 vệt tại thời điểm cực đại. Mỗi vệt trung bình cách nhau 15-20 phút.

Năm 2020, mưa sao băng rơi vào đầu tháng Âm lịch, tức ngày không trăng, lý tưởng cho quan sát. Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm ở nơi ít ánh sáng nhân tạo.

Theo Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Canada, vào thời điểm cực đại, sẽ có khoảng 10-20 vệt sáng xuất hiện trên bầu trời mỗi giờ. Các vệt sáng có thể quan sát thấy bằng mắt thường, xuất hiện từ phía sao Chức Nữ (Vega) - ngôi sao sáng nhất trong chòm Thiên Cầm và sáng thứ 5 trên bầu trời. Người xem nên chọn nơi thoáng đãng và ít ánh sáng nhân tạo để chiêm ngưỡng hiện tượng tốt nhất.

Thiên Cầm là một trong 48 chòm sao theo mô hình của Ptolemy, cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại. Thiên Cầm xếp hình dáng đàn lia, nằm giữa các chòm Thiên Nga, Vũ Tiên, Hồ Ly và Thiên Long.

Mưa sao băng Thiên Cầm có nguồn gốc từ các hạt bụi và mảnh vỡ của sao chổi C/1861 G1 Thatcher, được khám phá vào năm 1861. Đây cũng là một trong những đợt mưa sao băng được ghi nhận từ sớm nhất, chúng quay quanh Mặt trời theo chu kỳ nhất định với quỹ đạo hình elip. Khi cắt ngang qua quỹ đạo của Trái đất (mỗi năm một lần), một phần của đám bụi vũ trụ này sẽ xuyên qua lớp khí quyển Trái đất và bốc cháy, tạo ra hiện tượng mưa sao băng.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi