Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ ba, 05 Tháng 11 2019 09:44

Các không gian sáng tạo không chỉ góp phần tạo ra việc làm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới, mà còn là “cánh cửa” dẫn tới sáng tạo, kiến thức và kĩ năng một cách thân thiện, hỗ trợ, truyền cảm hứng và linh hoạt, và thường ở quy mô nhỏ.

 

Nghiên cứu về các không gian sáng tạo tại Việt Nam, do Hội đồng Anh công bố năm 2018, cho thấy Tại Việt Nam, đa số các không gian sáng tạo tập trung ở Hà Nội và TPHCM, ngoài ra còn góp mặt với số lượng ít hơn là Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế, Hòa Bình, Gia Lai, Buôn Ma Thuột.

 

Những không gian công cộng lớn như khu vực đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) luôn có đất cho các không gian sáng tạp văn hoá nảy mầm.

 

Phát huy tiềm năng sáng tạo cá nhân và cộng đồng

Nếu các không gian sáng tạo ở thành phố lớn (Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng) tập trung vào nghệ thuật đương đại và các dịch vụ thời thượng như không gian làm việc chung, vườn ươm doanh nghiệp, công nghệ thông tin và lĩnh vực công nghệ, thì các không gian ở Hòa Bình, Gia Lai, Buôn Ma Thuột chú trọng hơn vào việc bảo tồn văn hóa dân tộc bản địa, duy trì sức sống của văn hóa trong cộng đồng cũng như khai thác yếu tố văn hóa để phát triển du lịch.

Số lượng không gian sáng tạo đang tăng lên nhanh chóng từ 40 vào năm 2014 (theo nghiên cứu của Hội đồng Anh) lên hơn 140 vào năm 2018 và thực tế, con số này có thể còn lớn hơn và vẫn tiếp tục gia tăng.

Cộng đồng và công chúng có nhiều sự lựa chọn hơn để khám phá và phát triển bản thân, giải phóng và thử thách tiềm năng sáng tạo của mình.

Nhiều không gian đem lại cơ hội cho các vùng nông thôn, cho đồng bào dân tộc, và cho những người yếu thế.

Nhìn từ bên ngoài, không gian sáng tạo như một phòng tranh, quán cà phê, địa điểm chiếu phim, một cụm các cửa hàng, một trang web, một trung tâm dạy học... Còn bên trong, đó là nơi những người tham gia gặp nhau một cách có tổ chức và chủ động nhằm tạo điều kiện cho sự sáng tạo nảy nở. Họ kết nối, chia sẻ, cùng nhau tìm tòi, thử nghiệm và thực hiện các cách làm, những hình thức mới, giá trị mới.

Chính vì thế, bên cạnh các lợi ích như tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới, cải thiện bộ mặt thành phố, cung cấp cho người tham dự nhiều kỹ năng mới, kiến thức mới... thì giá trị tinh thần do các không gian sáng tạo mang lại cho người dân không thể đo đếm một cách cơ học như: chỉ số về hạnh phúc của các cá nhân, giúp cuộc sống của mỗi người góp mặt trở nên tốt đẹp hơn…

Với sự thu hẹp các không gian công cộng, nơi sinh hoạt chung thì sự xuất hiện của các không gian sáng tạo sẽ trở thành những địa điểm thiết yếu trong đời sống văn hóa của người dân đô thị, đặc biệt là giới trẻ.

Ý tưởng hình thành các khu phố nghệ thuật tại những đô thị lớn như Hà Nội ngày càng được nhiều chuyên gia thiết kế đô thị, các nhà kiến trúc sư và giới sáng tạo chia sẻ. Hà Nội đang có nhiều không gian sáng tạo lớn, như không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Phố sách Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long, Công viên Thống Nhất… Điều cần nhất là tạo chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân khai thác không gian này thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tại đó.

Không chỉ góp phần đem lại sắc thái mới cho đô thị, không gian sáng tạo còn là hướng giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Việc bố trí các khu vui chơi, các hoạt động sáng tạo cộng đồng nên được ưu tiên mỗi khi tiến hành quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới. Hà Nội có thể đưa không gian sáng tạo vào những khu vực vốn gây ô nhiễm, đơn cử như khu vực có nhà máy sản xuất cao su, xà phòng, thuốc lá… trên đường Nguyễn Trãi, để tạo nên sức hấp dẫn cho khu vực này.

Còn tại TPHCM, các không gian sáng tạo như là một điểm đến không chỉ với giới trẻ yêu nghê thuật, mà còn như là một nơi tham quan du lịch nghệ thuật, là điểm đến của khách đến thành phố.

Những năm đầu thế kỷ 21, đã có Quỳnh Gallery (2003), Sàn Art (2007), và 5 năm trở lại đây thì những cái tên như Saigon Outcast, Nhà ga 3A, The Factory, Sàn Art đã trở thành địa chỉ quen thuộc của công chúng, không những thế còn là điểm “đến” trong bản đồ du lịch của thành phố. Không chỉ “mở” về không gian mà những nơi này còn là sự thể nghiệm của rất nhiều nghệ sĩ sáng tạo theo nhiều trường phái nghệ thuật trong nước và quốc tế cả mới - cũ - và chưa từng có.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện các không gian sáng tạo tại những địa phương như Đà Nẵng, Hội An, Hoà Bình, Hải Phòng, Gia Lai, Buôn Ma Thuột… còn làm phong phú cho bản đồ không gian sáng tạo, nghệ thuật đương đại ở Việt Nam.

Sự gia tăng liên tục về số lượng và hoạt động sôi nổi của các không gian sáng tạo đang trở thành phong trào mạnh mẽ ở Việt Nam, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức và những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa, sáng tạo; giúp cộng đồng tiếp cận các sự kiện văn hóa, nghệ thuật cũng như có thêm các tiện ích trong cuộc sống và không gian trải nghiệm thú vị…

 

Trung tâm các nghệ thuật đương đại The Factory tại số 15 Nguyễn Ư Dĩ, Thảo Điền, Quận 2, TPHCM.

 

Mở lối mới để không “sớm nở, tối tàn”

 

Tuy nhiên, thách thức của các không gian sáng tạo là quy mô nhỏ, hoạt động riêng rẽ, độc lập, thiếu nguồn tài chính để duy trì và phát triển lâu dài, thiếu khả năng thiết lập quản lý và kinh doanh, lợi nhuận không có hoặc có rất ít… Vì vậy, hiện tượng “sớm nở, tối tàn” của những không gian sáng tạo có tiếng tại Hà Nội, TPHCM luôn để lại không ít tiếc nuối, “lực bất tòng tâm”.

Mô hình hoạt động của không gian sáng tạo vẫn chưa có tư cách pháp nhân cụ thể nên không có tư cách pháp nhân cụ thể. Tất cả các không gian đều phải đăng kí giấy phép kinh doanh, song song với việc theo đuổi các mục tiêu phát triển cộng đồng sáng tạo của mình.

Theo một nghiên cứu của Hội đồng Anh, nhiều không gian phải rất vất vả để hoàn thành cả sứ mạng kinh doanh và sứ mạng cộng đồng, và họ thường có các danh xưng khác nhau để phù hợp với các vai trò khác nhau.

Trong hệ thống thuế và luật doanh nghiệp, họ có thể là hộ kinh doanh gia đình, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Còn trong cộng đồng, họ tự quảng bá là các tổ chức phi lợi nhuận, trung tâm giáo dục, nhóm hợp tác, không gian làm việc chung, hoặc không gian sáng tạo.

Những hỗ trợ thiết thực nhất đối với những không gian sáng tạo nghệ thuật và văn hoá hiện nay là ưu đãi về thuế; xác lập tư cách pháp nhân phù hợp; được tập huấn kỹ năng kinh doanh và quản lý cho các chủ không gian… Bên cạnh đó, sự tham gia của chính quyền các thành phố lớn trong quy hoạch, phát triển không gian công cộng dành cho sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.

Nhưng trong khi chờ các chính sách, quy định pháp luật được xây dựng và ban hành, sự kết nối giữa các không gian sáng tạo riêng lẻ sẽ là bước “tự thân vận động” quan trọng để thúc đẩy hệ sinh thái lành mạnh cho không gian sáng tạo Việt Nam.

Mới đây, Mạng lưới không gian sáng tạo Việt Nam ViCHI (Vietnam Creative Hub Initiative) đã ra đời với sự tham gia của  không gian sáng tạo ở ba miền Việt Nam như VICAS Art Studio, Ðà Nẵng Business Incubator (DNES), Saigon Innovation Hub (SiHub), Hanoi Grapevine, Heritage Space và Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh (TPD).

Sự ra mắt diễn đàn đầu tiên của các không gian sáng tạo Việt Nam là điều cần thiết, trở thành nền tảng, nơi kết nối và thúc đẩy những không gian sáng tạo riêng rẽ, tạo ra một tập thể cùng chia sẻ nguồn lực và tạo ra tiếng nói ở phạm vi trong nước, khu vực và quốc tế… Diễn đàn này cũng sẽ tạo điều kiện cho các không gian sáng tạo có cơ hội phát triển, tạo ra những tác động tích cực hướng tới cộng đồng, mang đến nhiều ý tưởng mới cho văn hóa, nghệ thuật, giải trí nói riêng và chung tay phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam nói chung…

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi