Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ hai, 10 Tháng 4 2017 14:06

Lê Anh Xuân, sinh năm 2004 tại xã Cát Trinh (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Do di chứng của chất độc da cam nên khi sinh ra, Lê Anh Xuân bị bệnh xương thủy tinh, gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển.

 

cậu bé xương thủy tinh

 

Không có điều kiện đến trường, cậu bé học ghép vần và dần dần biết đọc nhờ người bố tận tụy và thương con hết lòng. Lê Anh Xuân kết nối với thế giới bên ngoài qua chiếc ti vi nhỏ trong nhà và đặc biệt thích các chương trình thể thao và nghiên cứu khoa học. Nhờ vậy, Xuân dần phát triển và hoàn thiện khả năng ngôn ngữ. Đặc biệt, Lê Anh Xuân tỏ ra thích thú và đam mê với việc đọc sách, nhất là thể loại phiêu lưu, trinh thám. Lê Anh Xuân đọc và có thể nhớ tất cả những nội dung và tình tiết của sách. Đó cũng là nguồn tư liệu và cảm hứng cho Lê Anh Xuân viết và vẽ truyện tranh “Biệt đội AHHV”.

 

Trong một lần về Phù Cát tham gia một dự án dành cho trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại đây, TS. Vũ Lê Thảo Chi (Khoa Truyền thông và Quản trị, trường Đại học Keio, Nhật Bản) đã được tiếp xúc với bản thảo của Lê Anh Xuân. Bản thảo khi đó chỉ là cuốn sổ nhỏ hơn bàn tay một chút, có một bố cục chặt chẽ, với trang đầu là Mục lục, chủ yếu được viết bằng chữ in hoa. Đặc biệt, bản thảo của Lê Anh Xuân được viết một lần, kèm theo tranh minh họa, và không sửa. Cảm thông và thấu hiểu với đam mê, tâm huyết của Lê Anh Xuân, ngay sau khi đọc xong, TS. Vũ Lê Thảo Chi cùng bạn bè đã đi gõ cửa các đơn vị xuất bản.

 

Lê Anh Xuân tâm sự: “Lúc mới viết, con chỉ nghĩ là viết cho ba mẹ đọc, không ngờ sau đó cuốn sách lại được xuất bản. Mong mọi người sẽ thích. Tương lai, con mong muốn có thể trở thành một người viết văn phục vụ cho độc giả. Con mong muốn cuốn sách của mình có thể truyền hết được những ý nghĩa đến cho độc giả. Ý nghĩa về sự lạc quan, phấn đấu trong cuộc sống. Ngoài ra, với tất cả mọi đối tượng lứa tuổi, con mong muốn được truyền đến ý nghĩa là vẫn có thể thực thi bảo vệ chính nghĩa ở bất cứ mọi nơi dù mình là ai”.

 

Tập 1 của “Biệt đội AHHV” (viết tắt của Biệt đội Anh hùng hảo Việt) với tên gọi “Vụ án bí ẩn” kể về tiểu đội điều tra có tên Biệt đội AHHV, với tiêu chí bất cứ ai có tinh thần anh hùng đều có thể tham gia, không nhất thiết phải là những người đánh võ giỏi. Đội gồm có 4 “tiểu” anh hùng: Đoàn Đăng Đông, Lê Anh Suân, Cao Văn Thủ, Trần Văn Tân. Một ngày rảnh rỗi, Biệt đội AHHV bỗng nhận được một cuộc điện thoại xin được giúp đỡ từ ông Lê Văn Vàng - vốn là một ân nhân cũ của họ. Nhiệm vụ của đội là giúp ông Vàng điều tra về những chuyện kỳ lạ đang diễn ra tại đây. Từ đây, cuộc phiêu lưu của các bạn anh hùng bắt đầu. Họ phải đối đầu với bọn Hắc Báo, một đối thủ mạnh và gian xảo. Để rồi theo sau đó nhiều tình huống bi hài xảy ra cùng với sự mất tích đầy bí ẩn của ông Vàng, Quân và Thúy.

 

TS. Vũ Lê Thảo Chi chia sẻ: “Nếu không biết về hoàn cảnh của Xuân, thì sẽ không ai biết được là người viết có một hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Tôi rất thích quyển sách là vì nội dung của nó. Tôi bị cuốn vào cuốn sách mà quên mất Xuân là người viết cuốn sách đó. Bởi vì chất liệu để viết cuốn sách đó rất là phong phú, như một con người bình thường sống trong một xã hội bình thường với những diễn biến xung quanh. Trong khi đó, gia đình Xuân ở một nơi xa xôi hẻo lánh, trong nhà chỉ có đúng một chiếc tivi. Xuân không có bạn bè bởi vì Xuân không thể đi ra ngoài. Nhưng khi đọc, những gì đang diễn ra trong xã hội thì các bạn cũng sẽ bắt gặp trong sách của Xuân. Ngôn ngữ Xuân sử dụng cũng rất phong phú và chuẩn”.

 

Nguồn: Báo Hải Quan

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi