Từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm tăng cao, nên các cơ sở giết mổ trên địa bàn Hà Nội hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở này đều nhỏ lẻ, giết mổ thủ công, nguy cơ không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) khá cao...
Do đó, để có nguồn thực phẩm sạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, các cơ quan chức năng cần triển khai nhiều giải pháp, quản lý chặt từ “gốc”.
Ghé qua các cơ sở giết mổ tại Hà Nội thời gian này đều thấy không khí rất nhộn nhịp. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở nhỏ lẻ này đều không bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y, ATTP. Thậm chí, tại các chợ dân sinh ở ngoại thành vẫn xuất hiện tình trạng tiểu thương giết mổ gia cầm phục vụ người tiêu dùng. Thậm chí, với các gia đình có nhu cầu chung lợn để gói bánh chưng, làm giò, chả trong dịp Tết Nguyên đán thì nhiều hộ gia đình chăn nuôi cũng giết mổ ngay tại nhà. Các điểm giết mổ gia cầm tại chợ dân sinh thường chỉ có một nồi nước nhỏ, vài chiếc chậu và máy vặt lông. Toàn bộ khâu giết mổ thực hiện dưới nền gạch đã cáu bẩn, mất ATVSTP.
Phần lớn các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đều không bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
Về việc quản lý giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, hiện nay, toàn thành phố có 738 cơ sở giết mổ, nhưng có tới 673 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Đa số các điểm giết mổ nhỏ lẻ đều không được chính quyền địa phương cấp phép hoạt động, không được cơ quan thú y kiểm tra, kiểm soát theo quy định. Đây là nguồn nguy cơ lây lan dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường, mất ATVSTP. Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thủ công thường không có địa điểm cố định mà nằm ở hầu hết các chợ, các khu dân cư (hiện tại chỉ riêng huyện Thanh Trì không còn giết mổ nhỏ lẻ) và không bảo đảm các điều kiện về vệ sinh thú y, ATTP. Mặt khác, nguồn nước thải, chất thải từ các cơ sở giết mổ thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Có một thực tế là do nhận thức, thói quen nên người tiêu dùng vẫn chấp nhận những sản phẩm động vật không được kiểm soát cho bữa cơm gia đình. Điều này đã tạo cơ hội cho các lò giết mổ nhỏ lẻ hoạt động, trong khi các cơ sở giết mổ công nghiệp đầu tư dây chuyền hiện đại với kinh phí hàng chục tỷ đồng chỉ đạt 20-30% công suất.
Để khắc phục tình trạng trên và kiểm soát nguồn sản phẩm thịt gia súc, gia cầm ra thị trường đảm bảo ATVSTP, các cơ quan chức năng, đặc biệt là chính quyền địa phương cần tăng cường trách nhiệm, chỉ đạo lực lượng thú y kiên quyết xử lý các cơ sở giết mổ không bảo đảm VSATTP; yêu cầu vào giết mổ ở những cơ sở tập trung đã được chính quyền địa phương quy hoạch.
Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với các sở, ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn sản phẩm không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần thay đổi thói quen trong việc sử dụng thịt gia súc, gia cầm giết mổ không bảo đảm ATVSTP tại các chợ, các điểm giết mổ nhỏ lẻ.
Tin mới
- Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đồ chay - 02/04/2021 03:02
- Tiêu thụ thực phẩm chế biến tăng nguy cơ tử vong sớm - 12/03/2021 11:26
- Hà Giang: 32 học sinh nhập viện vì ngộ độc thực phẩm sau khi mua đồ ăn ở cổng trường - 05/03/2021 10:51
- Bắt giữ vụ vận chuyển 2,5 tấn nầm lợn đã biến chất - 28/02/2021 09:18
- Hải Dương: Kiểm tra cơ sở cung cấp thức ăn cho người ở khu cách ly - 23/02/2021 12:16
Các tin khác
- Cảnh giác với ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm - 05/01/2021 08:17
- 5 nhiệm vụ trọng tâm bảo đảm ATTP năm 2021 - 26/12/2020 09:50
- Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc dịp Tết, Lễ hội Xuân - 25/12/2020 03:26
- Giảm 10% các mức phí về an toàn thực phẩm - 04/11/2020 03:50
- Công bố tiêu chuẩn quốc gia dành cho bánh trung thu - 22/09/2020 03:35