Báo cáo về công tác y tế tháng 7/2019 của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ cho biết trong tháng đã ghi nhận 6 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 506 người mắc, 503 người đi viện, 4 trường hợp tử vong...
Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, trong tháng 7, đã xảy ra 06 vụ ngộ độc thực phẩm làm 506 người mắc, 503 người đi viện, 04 trường họp tử vong. Về căn nguyên của các vụ ngộ độc, có 03/06 vụ do vi sinh vật, 01/06 vụ do độc tố tự nhiên và còn 02/06 vụ chưa xác định được nguyên nhân gây ngộ độc.
Tích lũy từ đầu năm đến nay toàn quốc đã xảy ra 42 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.372 người mắc, 1.361 người đi viện, 09 người tử vong.
Liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, đang tiếp tục tổng hợp ý kiến các Bộ, Ban ngành, hoàn thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm. Tiếp tục xây dựng Thông tư truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Y tế; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm- Chất tạo ngọt tổng họp; Thông tư quy định yêu cầu kỹ thuật đối với các chất được sử dụng để bổ sung vitamin A vào thực phẩm; Thông tư hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm (thay thế Thông tư số 27/2012/TT-BYT và Thông tư số 08/2015/TT-BYT); Thông tư hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Về công tác phòng chống dịch bệnh, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, trong tháng 7/2019, dịch tả và cúm A (H5N1)không ghi nhận trường hợp mắc; viêm màng não do não mô cầu ghi nhận 2 trường họp mắc; iêm não vi rút trong tháng ghi nhận 78 trường họp mắc, 1 trường hợp tử vong tại tỉnh Sơn La; Tay chân miệng, trong tháng ghi nhận 4.007 trường họp mắc, không ghi nhận trường họp tử vong; Sốt phát ban nghi sởi, trong tháng ghi nhận 3.610 trường hợp mắc, trong đó 931 trường hợp mắc sởi dương tính, ghi nhận 02 trường họp tử vong.
Riêng về dịch bệnh sốt xuất huyết, theo báo cáo của Bộ Y tế, từ 18/6 đến 18/7, cả nước đã 25.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, ghi nhận 4 trường hợp tử vong. Trong tháng Bảy, số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết gấp 2 lần so với tháng trước và gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Số mắc tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ và tăng nhanh tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ.
Tích lũy từ đầu năm đến tháng 7, cả nước ghi nhận hơn 96.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 7 trường hợp đã tử vong do bệnh sốt xuất huyết gồm: Bình Phước (1 trường hợp), Thành phố Hồ Chí Minh (1 trường hợp), Khánh Hòa (1 trường hợp), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 trường hợp), Tiền Giang (1 trường hợp) và Bình Thuận (1 trường hợp).
Tại Hà Nội, thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội, trong tuần từ ngày 29/7 đến hết ngày 4/8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 248 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 23 trường hợp mắc sởi, 14 trường hợp mắc tay chân miệng và 9 trường hợp ho gà. Không ghi nhận tử vong do dịch bệnh trong tuần.
248 trường hợp mắc sốt xuất huyết được ghi nhận trong tuần ở 133 xã, phường thuộc 25 quận, huyện, thị xã của thủ đô Hà Nội. Những quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết gồm: Nam Từ Liêm (27); Thanh Oai (26); Hà Đông (24); Cầu Giấy (20); Thường Tín, Hoài Đức (17).
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố Hà Nội có hơn 1.850 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, không có tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, 309/584 (chiếm 53%) xã, phường. Một số quận, huyện có số mắc cộng dồn cao như: Hà Đông (330), Nam Từ Liêm (163), Cầu Giấy (151), Thường Tín (140), Đống Đa (132), Bắc Từ Liêm (122), Hoàng Mai (117), Thanh Oai (116).
Trước tình hình này, trong tháng Tám, Bộ Y tế sẽ tiến hành 8 đoàn kiểm tra tại các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh.
Để tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết, kiên quyết không để dịch lan rộng, bùng phát và kéo dài, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch; Huy động mọi nguồn lực trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng công tác phòng chống dịch, kiên quyết không để dịch lan rộng và kéo dài. Các địa phương cần tổ chức 3 chiến dịch lớn diệt lăng quăng (bọ gậy) ngày từ cuối tháng 7 đến hết năm, tổ chức tốt việc thu dung, phân loại và điều trị bệnh nhân.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Tin mới
- Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và mùa lễ hội Xuân 2020 - 18/11/2019 02:51
- 2 thủ tục hành chính thuộc về an toàn thực phẩm áp dụng cơ chế một cửa - 07/11/2019 03:27
- Xử phạt nghiêm cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm - 05/11/2019 02:41
- Quận Tây Hồ xử phạt hơn 480 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm - 04/11/2019 03:39
- 40 tấn thịt bốc mùi hôi ở cơ sở sản xuất giò - 13/08/2019 03:39
Các tin khác
- Xây dựng chuỗi liên kết nông sản an toàn - 05/08/2019 08:06
- Thành lập tổ công tác liên ngành giám sát ATTP - 30/07/2019 06:12
- Siết chặt quản lý vận chuyển, kinh doanh lợn không rõ nguồn gốc - 08/07/2019 04:25
- Thúc đẩy hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững - 01/07/2019 04:48
- Người dân phải được dùng thực phẩm sạch, an toàn như hàng xuất khẩu - 28/06/2019 08:13