Tính đến nay, TP. Hà Nội đã duy trì và phát triển 80 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó có 36 chuỗi có nguồn gốc động vật và 44 chuỗi có nguồn gốc thực vật.
Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, thời gian qua, 21 tỉnh, thành phố trong Ban điều phối chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho TP. Hà Nội đã tích cực, chủ động trong công tác kết nối sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản.
Tính đến hết tháng 6/2018, các tỉnh, thành phố đã xây dựng và phát triển được 461 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và 194 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận. Hằng ngày, các chuỗi này cung cấp một số lượng đáng kể thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn cho người tiêu dùng địa phương và một phần cung cấp cho thị trường Hà Nội.
Riêng TP. Hà Nội duy trì và phát triển 80 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó có 36 chuỗi có nguồn gốc động vật và 44 chuỗi có nguồn gốc thực vật. Đồng thời, thí điểm cấp 11 giấy xác nhận cho 11 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 23 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, các sản phẩm nông lâm thủy sản cung cấp về Hà Nội của tỉnh Điện Biên khoảng 50 tấn, trong đó sản phẩm chủ lực là bí xanh thơm, bí phấn thơ, rau bò khai với số lượng 23 tấn; tỉnh Vĩnh Phúc: 2.500 tấn củ quả, 3 triệu quả trứng gà, 60 tấn gà thịt, 500 tấn lợn thịt, 100 tấn thủy sản; tỉnh Hòa Bình: 210 tấn rau các loại, 34,3 tấn thịt lợn, 210 tấn cá…
Tuy nhiên, hiện nay, việc kết nối nông sản ở các tỉnh, thành phố với Hà Nội vẫn còn khó khăn do một số Sở NN&PTNT tỉnh, thành chưa xây dựng được kế hoạch chương trình hợp tác đối với từng lĩnh vực hàng năm. Việc thu hút các doanh nghiệp của Thành phố đầu tư vào lĩnh vực chế biến, chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp chưa phát triển. Một số sản phẩm nông lâm thủy sản tiêu thụ tại các điểm kinh doanh trong mô hình chuỗi chưa có nhãn hiệu, thông tin nhận diện. Số lượng nông sản cung cấp cho Hà Nội được quản lý thông qua thỏa thuận phối hợp còn hạn chế.
Nguyên nhân do các tỉnh, thành cơ bản chưa có đơn vị, bộ phận chuyên làm công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp để có đầu mối duy trì phối hợp thường xuyên, điều phối kết nối các doanh nghiệp giữa các địa phương.
Thời gian tới, để có nhiều mặt hàng nông sản của các tỉnh, thành đưa về Thủ đô tiêu thụ, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp lấy mẫu giám sát chất lượng nông sản của các tỉnh đưa về Hà Nội và Hà Nội đi các tỉnh nhằm truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, ký kết các chương trình hợp tác về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm với các tỉnh, thành có nhiều mặt hàng cung cấp về Hà Nội, nhất là khu vực miền Trung, miền Nam.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Hà Nội sẽ hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm kiểm soát chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, điều tiết lợi ích giữa các khâu trong chuỗi liên kết. Đặc biệt, Thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực chế biến, liên kết, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tin mới
- Hà Nội xử lý hơn 6,8 nghìn cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm - 25/10/2018 05:06
- Phạt nặng hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi - 24/09/2018 03:30
- Truy xuất nguồn gốc: Chặn đứng tình trạng “phù phép” nông sản - 27/08/2018 03:33
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 3 năm - 19/08/2018 00:33
- Thực phẩm sạch từ kiểm soát chất lượng trên thị trường - 10/08/2018 06:46
Các tin khác
- An toàn thực phẩm mùa bão lũ - 20/07/2018 04:06
- Thu hồi 35 loại thực phẩm của Light Food, Vinanusoy - 13/06/2018 06:12
- Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh - 23/05/2018 03:12
- Bổ sung quy định bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa - 21/05/2018 03:31
- Đề xuất điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống - 20/04/2018 03:06