Những quy định mới này được các doanh nghiệp mong đợi từng giờ và được đánh giá là cuộc “cách mạng” trong quản lý an toàn thực phẩm. Đặc biệt, những quy định này có hiệu lực ngay lập tức kể từ ngày ký 2/2/2018.
![]() |
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP chủ trì Hội nghị Ảnh: VGP/Thuý Hà |
Ngày 28/2, Cục ATTP tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 15/2018/NĐ-CP (Nghị định 15) quy định một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Nghị định này thay thế Nghị định 38/2012 không còn phù hợp điều kiện hiện nay, gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Hội nghị có đại diện của 27 Chi cục ATTP các tỉnh phía Bắc tham dự.
Nghị định 15 có thay đổi 11 nội dung chính, trong đó quy định về thủ tục tự công bố sản phẩm là có sự thay đổi lớn nhất số với trước đó.
Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ tự công bố sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ sản xuất nội bộ, không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Theo đó, các doanh nghiệp tự công bố sản phẩm của mình và nộp 1 bản đến cơ quan quản lý nhà nước. Ngay sau khi tự công bố, doanh nghiệp được sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó. Cơ quan nhà nước sẽ tăng cường hậu kiểm.
So với quy định cũ, sẽ có tới 75% sản phẩm bao gói sẵn trên thị trường sẽ được tự công bố sản phẩm.
Đối với phương thức kiểm tra thực phẩm nhập khẩu, chỉ kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 1 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên. Những lô hàng này trước đó đã được xác nhận đạt yêu cầu của nước đã ký Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau mà Việt Nam là thành viên hoặc đã có 3 lần liên tiếp trong 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu hoặc được sản xuất theo hệ thống GMP, HACCP, ISO 22000...
Nghị định 15 cũng quy định chỉ kiểm tra chặt đối với lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó hoặc trong các lần thanh kiểm tra (nếu có) hoặc có cảnh báo của các cơ quan quản lý.
Ngoài ra, Nghị định 15 còn điều chỉnh các quy định về thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm, thực phẩm biến đổi gen, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, ghi nhãn thực phẩm, quảng cáo thực phẩm...
Theo các ước tính, việc thực thi Nghị định 15 sẽ giảm trên 90% chi phí hành chính, giúp tiết kiệm 10 triệu ngày công, 3.700 tỷ đồng mỗi năm cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên hết, Nghị định đã thể hiện sự thay đổi tư duy quản lý, từ tiền kiểm sang hậu kiểm, phân quyền mạnh mẽ hơn và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp lên đến 100% đối với sản phẩm của mình để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Tin mới
- Bổ sung quy định bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa - 21/05/2018 03:31
- Đề xuất điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống - 20/04/2018 03:06
- Đề xuất thí điểm thanh tra ATTP tại 9 tỉnh - 09/04/2018 10:25
- Thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành ATTP tại 7 địa phương - 26/03/2018 07:13
- Chưa thống nhất miễn kiểm tra an toàn thực phẩm - 19/03/2018 07:34
Các tin khác
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm - 05/02/2018 03:11
- Tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch dịp Tết Mậu Tuất 2018 - 01/02/2018 07:37
- Thị trường Tết: Lo ngại chất lượng thực phẩm ‘nhà làm’ - 30/01/2018 04:33
- Kiểm soát thực phẩm: Cần phải an toàn từ gốc - 23/01/2018 04:24
- Nỗi lo thực phẩm ‘bẩn’ dịp cận Tết - 19/01/2018 07:38