Chính phủ vừa ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Ảnh minh họa |
Theo đó, Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm về: Thủ tục tự công bố sản phẩm; thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm; bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; ghi nhãn thực phẩm; quảng cáo thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm; phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Trong đó, quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:
1- Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm.
2- Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa.
3- Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành.
Nghị định cũng quy định cụ thể về phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới. Theo đó, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia trong thành phần cấu tạo.
Sử dụng phụ gia thực phẩm không vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép
Về sử dụng phụ gia thực phẩm, tổ chức, cá nhân sản suất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm chỉ được sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định. Trong trường hợp phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế theo quy định.
Bên cạnh đó, sử dụng phụ gia thực phẩm không vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép; đúng đối tượng thực phẩm; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; còn thời hạn sử dụng; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm.
Nghị định có hiệu lực từ 2/2/2018.
Tin mới
- Đề xuất điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống - 20/04/2018 03:06
- Đề xuất thí điểm thanh tra ATTP tại 9 tỉnh - 09/04/2018 10:25
- Thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành ATTP tại 7 địa phương - 26/03/2018 07:13
- Chưa thống nhất miễn kiểm tra an toàn thực phẩm - 19/03/2018 07:34
- Quy định mới về An toàn thực phẩm giảm 90% chi phí hành chính - 28/02/2018 07:15
Các tin khác
- Tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch dịp Tết Mậu Tuất 2018 - 01/02/2018 07:37
- Thị trường Tết: Lo ngại chất lượng thực phẩm ‘nhà làm’ - 30/01/2018 04:33
- Kiểm soát thực phẩm: Cần phải an toàn từ gốc - 23/01/2018 04:24
- Nỗi lo thực phẩm ‘bẩn’ dịp cận Tết - 19/01/2018 07:38
- Rau an toàn phát triển bền vững từ nhu cầu - 26/12/2017 03:27