Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một nội dung và thước đo quan trọng hàng đầu của trách nhiệm xã hội trong văn hóa doanh nghiệp. Đây cũng chính là hành động thiết thực để thúc đẩy tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế, mang lại uy tín cho doanh nghiệp.
Tư vấn quyền lợi cho người tiêu dùng. Ảnh: Thùy Linh |
Mới đây, vụ sản phẩm khăn lụa của Tập đoàn Khaisilk bị người tiêu dùng “bóc mẽ” về việc nhập nhèm nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, đại diện Tập đoàn này đã lên tiếng thừa nhận 50% sản phẩm khăn lụa của Khaisilk được nhập về từ Trung Quốc. Điều đó cho thấy Tập đoàn Khaisilk vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi đã xâm phạm đến quyền được cung cấp thông tin nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa tới người tiêu dùng.
Đây không phải là lần đầu tiên quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm mà có nhiều sản phẩm khác nữa. Chẳng hạn như nhóm thực phẩm, nước giải khát là nhóm hàng hóa chiếm tỷ lệ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng lên đến 19,69%; đồ điện tử gia dụng 13,05%; hàng hóa tiêu dùng thường ngày 12,88%.
Ông Phan Thế Thắng, Phó Trưởng Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Cục Quản lý cạnh tranh) cho rằng, con số này thể hiện đúng thực trạng doanh nghiệp vi phạm quyền lợi người tiêu dùng hiện nay. Mặc dù số lượng người tiêu dùng tham gia khảo sát đã từng bị xâm phạm quyền lợi khá lớn nhưng có tới 44% số người được hỏi chọn phương án “cho qua”.
Thường xuyên mua đồ qua mạng Internet, chị Nguyễn Thị Mai (Phú Thượng, Tây Hồ) chia sẻ, vì công việc bận rộn chị thường chọn mua hàng qua mạng, nhiều sản phẩm chị thấy khá ưng ý nhưng cũng không ít lần, chị nhận được những mặt hàng không như quảng cáo.
“Vừa rồi tôi có chọn mua trên mạng một máy tính bảng trên mạng về cho con gái sử dụng học tập. Mới dùng thì máy hoạt động rất tốt nhưng chỉ sau khoảng 3 tháng máy bị lỗi hay sập nguồn điện. Tôi có gọi và mang bảo hành nhưng sau bảo hành được nửa tháng máy lại bị lỗi”, chị Mai cho biết.
Mặc dù Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng đã ra đời nhiều năm nhưng người Việt Nam có tâm lý ngại va chạm, đa số người tiêu dùng chưa dám lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, việc giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng không thành công là do người tiêu dùng không đủ chứng cứ chứng minh quyền lợi bị xâm hại hoặc đưa ra đòi hỏi đền bù quá mức.
Phát huy ý thức tôn trọng quyền người tiêu dùng
Để người tiêu dùng hiểu được quyền của mình khi bị doanh nghiệp xâm hại trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND triển khai "Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" năm 2018. Mục tiêu lớn nhất là tuyên truyền, phổ biến, thực thi các văn bản pháp luật của Nhà nước, từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của các đối tượng có liên quan. Đồng thời định hướng và phát huy ý thức tôn trọng quyền người tiêu dùng của doanh nghiệp, xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh, ý thức chủ động bảo vệ bản thân của người tiêu dùng khi tham gia giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, năm nay, Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức chương trình "Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" để tuyên truyền, phổ biến, thực thi văn bản pháp luật về Quyền của người tiêu dùng. Theo đó, một trong những nội dung trọng tâm của chương trình là tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các quận, huyện, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn Thành phố, từ tháng 4 tới tháng 7/2018.
Theo các chuyên gia, việc tổ chức “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” có ý nghĩa lớn, nhằm góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh, giữ ổn định và tạo động lực mới, sáng tạo, phát triển kinh tế; đồng thời nâng cao trách nhiệm, khuyến khích sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...
Đánh giá về kết quả đạt được trong triển khai “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2017 trên địa bàn Thành phố, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp tham gia chương trình đã quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của người tiêu dùng, nhất là trong các dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng, hàng hóa đều ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến cạnh nhau về giá cả mà còn tập trung nhiều đến các việc bảo hành sản phẩm, kéo dài thời hạn bảo hành, tư vấn miễn phí, dịch vụ chăm sóc khách hàng...
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đều treo dấu hiệu nhận biết và kinh doanh, phân phối các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng có nguồn gốc xuất xứ chính hãng, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn với người tiêu dùng, niêm yết rõ ràng các thông tin liên quan đến sản phẩm, hàng hóa;…
Ông Hải cũng cho rằng, năm 2018, việc mở rộng đối tượng là học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn với các tình huống, kiến thức thực tế để hình thành ý thức tự bảo vệ bản thân khi tiêu dùng. “Việc bảo vệ người tiêu dùng góp phần thúc đẩy tiêu dùng, từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế nên việc bảo vệ người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng”, ông Hải nhấn mạnh.
Tin mới
- “Mạnh tay” với vấn nạn thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả - 25/06/2018 03:04
- Thủ tướng chỉ thị tăng cường chống buôn lậu hàng dược phẩm, mỹ phẩm - 20/06/2018 02:43
- Chuẩn hóa quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu - 30/05/2018 02:59
- Đề xuất chế độ báo cáo giá thị trường - 16/05/2018 03:27
- Yến sào Khánh Hòa: Tỏa sáng Thương Hiệu Việt uy tín vì sức khỏe cộng đồng - 12/02/2018 06:43
Các tin khác
- Chỉ thị về giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp - 25/04/2017 03:34
- Thủ tướng ‘truyền lửa’ cho Hà Nội tuyên chiến thực phẩm bẩn - 27/09/2016 06:47
- "Đừng để Quyền của người tiêu dùng Việt bị lãng quên" - 16/03/2016 17:22
- Kinh hoàng “công nghệ” chế biến mỹ phẩm - 18/08/2015 00:04
- Thịt bò khô siêu rẻ trong quán Karaoke được làm từ nguyên liệu gì? - 14/08/2015 01:58