Nguyên nhân dẫn đến tự sát ở lứa tuổi thanh thiếu niên phần lớn là do trầm cảm nhưng các bậc phụ huynh chưa biết cách nhận diện.
Thời gian gần đây, nhiều trường hợp học sinh tự tử vì áp lực học tập. Những cái chết rất thương tâm và ám ảnh đối với bất cứ người làm cha mẹ nào...
Nguyên nhân dẫn đến tự sát ở lứa tuổi thanh thiếu niên phần lớn là do trầm cảm nhưng các bậc phụ huynh chưa biết cách nhận diện. Cha mẹ nên tìm hiểu để có kiến thức phát hiện các biểu hiện của trầm cảm để hỗ trợ con.
1. Nguyên nhân trầm cảm ở thanh thiếu niên
Trầm cảm thanh thiếu niên, được cho là do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chính, đó là:
Do yếu tố di truyền :
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra khoảng 40% trẻ trầm cảm có liên quan đến ADN; trẻ có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị trầm cảm thì khả năng trẻ bị chứng bệnh này cao gấp 3 lần so với trẻ khác.
Do yếu tố môi trường:
Hiện nay nhiều nền tảng ứng dụng mạng xã hội phát triển, kéo theo các hệ lụy xấu. Trẻ dễ tiếp xúc hoặc tham gia các trò chơi độc hại trên mạng. Một số trẻ nghiện mang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tiktok…), nghiện game online.
Đây là môi trường không tốt không tốt trong việc hình thành tính cách, hành vi của trẻ. Nếu thời gian kéo dài, trẻ mất dần các quan tâm thích thú trong các hoạt động hàng ngày, chỉ tập trung vào các trò chơi ảo trên mạng.
Giới trẻ có nguy cơ cao vướng bệnh trầm cảm do nghiện Facebook
Do những chấn thương về tâm lý:
Khi có những biến cố bất lợi về tâm lý như mất đi người thân, thất bại trong học tập, bị lạm dụng tình dục, bạo lực học đường.
Một số vấn đề khác như bố mẹ ly hôn, trẻ bị bạo hành,…khiến trẻ có những biểu hiện như trở nên khép mình, luôn lo lắng sợ hãi, ít hoặc không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu không được hỗ trợ tâm lý kịp thời, trẻ rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm.
Khi có những biến cố bất lợi về tâm lý ảnh hưởng nặng nề đến trẻ
Do áp lực học tập:
Với trẻ em, để phát triển toàn diện thì cần cân bằng các hoạt động học tập và vui chơi, vận động thể chất. Nhưng thực tế hiện nay, rất nhiều trẻ đang phải chịu những áp lực học tập rất lớn từ không chỉ thầy cô mà còn từ bố mẹ.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến phạm vi hoạt động của trẻ bị thu hẹp, tình trạng học online kéo gây căng thẳng mệt mỏi. Khi trẻ đạt kết quả không như kỳ vọng, bố mẹ tỏ thái độ thất vọng, tức giận.
Điều đó khiến trẻ mất tự tin về bản thân, cảm thấy xấu hổ, thất bại, tự ti. Đó là những cảm xúc tiêu cực, là nguyên nhân phổ biến gây ra trầm cảm ở tuổi thanh thiếu niên.
Học chính, học thêm online, học buổi tối và cả cuối tuần tạo cho trẻ áp lực rất lớn.
2. Các biểu hiện trầm cảm ở thanh thiếu niên
Trầm cảm biểu hiện bằng một số hoặc bao gồm tất cả các triệu chứng sau đây, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh
- Thường xuyên cảm thấy buồn bã hoặc bực bội, khó chịu, đôi khi cảm thấy đầu óc trống rỗng.
- Giảm hoặc mất quan tâm, hứng thú trong công việc và sinh hoạt mà trước đây trẻ thích, không thích đến những chỗ đông người, nhanh chóng chán nản các trò chơi.
- Ăn nhiều hơn hoặc ít hẳn đi, ăn không ngon.
- Rối loạn giấc ngủ: khó vào giấc ngủ, có thể bị giật mình, thức giấc sớm hoặc cũng một số trẻ ngủ nhiều.
- Lo lắng quá mức một cách vô cớ, hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần cùng một vấn đề.
- Cảm thấy mình vô dụng, hoặc thấy mình là nỗi xấu hổ/ bận tâm của những người xung quanh.
- Giảm khả năng tập trung chú ý, dẫn đến không tiếp thu được bài học, ghi nhớ kém, kết quả học tập giảm sút.
- Giảm hoặc mất trí nhớ, hay quên, nói trước quên sau, khó trong việc ghi nhớ bài học.
- Mệt mỏi, uể oải, không muốn tham gia vào bất kì hoạt động nào, thấy khó khăn ngay cả với việc đơn giản.
- Có ý nghĩ không muốn sống, có thể thấy cuộc sống vô nghĩa.
- Rối loạn cơ thể: Đau đầu, đau bụng, nhức mỏi, buồn nôn... thường xuyên.
Cha mẹ hãy luôn là người đồng hành cùng con trẻ
Đặc biệt, ở giai đoạn vị thành niên hay có trạng thái cảm xúc đặc trưng là có ý nghĩ mình vô dụng, có ý nghĩ và hành vi tự hại bản thân, ý nghĩ tự sát, tự tử...
Nếu những biểu hiện trên kéo dài trên 2 tuần bạn nên cho trẻ đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc các chuyên gia tâm lý tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Cần khám sớm để được tư vấn điều trị kịp thời.
Tin mới
- Phóng viên khuyết tật người Indonesia tác nghiệp tại SeaGames 31 - 19/05/2022 23:07
- Rối loạn tâm lý, tâm thần mùa thi căn bệnh không thể xem nhẹ - 19/05/2022 07:52
- Điều dưỡng - Những người thầm lặng vì bệnh nhân - 12/05/2022 03:40
- Thỏa ước lao động tập thể góp phần chống bất bình đẳng - 10/05/2022 02:00
- Cầu nối giúp các VĐV khuyết tật tìm được việc làm. - 21/04/2022 07:40
Các tin khác
- Khởi động giải golf từ thiện thường niên 'Vì trẻ em Việt Nam' lần thứ 15 - 08/04/2022 07:34
- Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2022 - 07/04/2022 08:47
- Vì sao trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ? - 02/04/2022 10:07
- Thầy giáo trẻ hơn 10 năm làm thiện nguyện giúp đỡ người nghèo - 31/03/2022 04:46
- Xây dựng gia đình trong tình hình mới, hướng đến trẻ em, người khuyết tật - 16/03/2022 04:14