UBND thành phố Hà Nội triển khai chương trình trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2021-2025.
Ảnh minh họa |
UBND TP. Hà Nội giao Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Sở Tư pháp chủ trì thực hiện nội dung tăng cường thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tập có khó khăn về tài chính. UBND các xã, phường, thị trấn, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các tổ chức của người khuyết tật là đơn vị phối hợp tăng cường thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính bằng các hình thức trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.
Về tư vấn pháp luật: Tăng cường thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật tại xã, phường, thị trấn nơi nhiều người khuyết tật có khó khăn về tài chính có nhu cầu trợ giúp pháp lý, tại Hội Người khuyết tật, Hội Người mù, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật khi có yêu cầu. Trong đó, tăng cường tư vấn chính sách đặc thù dành cho người khuyết tật (quyền được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng, trợ cấp xã hội, học tập, học nghề, tạo việc làm, tham gia các hội của người khuyết tật...). Mỗi năm, thực hiện từ 100 đến 120 cuộc tư vấn pháp luật tại cơ sở.
Về tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng, chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, bảo đảm 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước chủ trì thực hiện nội dung nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ trợ giúp viên pháp lý và những người thực hiện trợ giúp pháp lý khác các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, đặc biệt là kỹ năng trợ giúp pháp lý phù hợp đối với từng dạng tật và kỹ năng tham gia tố tụng hình sự, dân sự, hành chính. Mỗi năm, tổ chức từ 5 đến 7 cuộc tập huấn nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Về truyền thông trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính thông qua các hoạt động thích hợp, UBND thành phố giao Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước) là đơn vị chủ trì. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố, các báo của thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức của người khuyết tật là đơn vị phối hợp.
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Sở Tư pháp là đơn vị chủ trì trao đổi, học tập kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố; đơn vị phối hợp gồm các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Tin mới
- Tự tử ở người trẻ tuổi- Đau lòng thôi không đủ! - 24/03/2021 04:19
- Những quy định mới đối với lao động là Người khuyết tật - 01/03/2021 05:14
- Bộ đôi sách hay đồng hành cùng trẻ tự kỷ - 11/12/2020 06:45
- Xe lăn mới cho người bị chấn thương tủy sống - 14/11/2020 03:03
- Phòng ngừa cong vẹo cột sống ở trẻ em - 25/10/2020 10:51
Các tin khác
- Thanh niên 36 tuổi đứng thẳng sau 22 năm “gù lưng tôm” - 13/10/2020 09:49
- Trúc Nhi, Diệu Nhi xuất viện sau 84 ngày được tách rời - 07/10/2020 09:32
- COVID-19: Cài đặt ứng dụng Bluezone để bảo vệ bản thân và cộng đồng - 03/08/2020 11:48
- Bác sĩ 8 bệnh viện lớn tại TP.HCM cùng tham gia cuộc "đại phẫu" cho cặp song sinh dính nhau - 15/07/2020 04:40
- Bạo hành trẻ em ngày càng nghiêm trọng do thiếu hiểu biết pháp luật? - 17/06/2020 03:25