Thứ hai, 07 Tháng 3 2016 16:32
PGS. TS. Đặng Thị Cẩm Hà và TS. BS. Phạm Thị Ngọc Thảo, một người là nhà nghiên cứu khoa học, một người là bác sĩ vừa được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao Giải thưởng Kovalevskaia.
Đồng chí Trương Thị Mai và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doanchúc mừng hai nhà khoa học nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2015.
Ngày 6/3, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Giải thưởng Kovalevskaia và trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2015. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự.
Giải thưởng Kovalevskaia năm 2015 được trao cho 2 nhà nữ khoa học có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học là TS. BS. Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó Giám đốc BV Chợ Rẫy TPHCM và PGS. TS. Đặng Thị Cẩm Hà, nguyên Trưởng phòng Phòng Công nghệ sinh học môi trường, Viện Công nghệ Sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
TS. BS. Phạm Thị Ngọc Thảo là người đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài khoa học tiêu chuẩn các cấp.
Nhiều đề tài tiêu biểu của chị có giá trị ứng dụng cao và hiệu quả tốt trong công tác cứu chữa người bệnh. Đó là đề tài “Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu, điều trị một số bệnh tại các khoa Hồi sức cấp cứu”; “Ghép gan trên người cho gan sống và người hiến tạng chết não”; “Ứng dụng lọc máu hiện đại điều trị bệnh lý cấp cứu” và “Ghép thận trên người hiến tạng tim ngừng đập”…
Với những cống hiến cho việc cứu người bệnh, TS. BS. Phạm Thị Ngọc Thảo được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Thầy thuốc Ưu tú, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Lao động các hạng Nhất, Nhì, Ba; Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân; Huân chương Độc lập hạng Nhì, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua Chính phủ... và giờ là Giải thưởng Kovalevskaia.
PGS. TS. Đặng Thị Cẩm Hà là người đã có hơn 20 năm nghiên cứu khoa học. Chị là chủ nhiệm gần 30 đề tài, dự án, nhánh đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; đã công bố hơn 160 công trình khoa học công nghệ trong nước và nước ngoài.
Trong số này, nổi bật nhất là chuỗi công trình nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam tại Đà Nẵng và Biên Hòa bằng công nghệ phân hủy sinh học. Công trình này đã được thực hiện trong 10 năm và hiện trên thế giới chưa có một công bố nào về khử độc đất nhiễm chất dioxin có hiệu quả bằng công nghệ sinh học và thực hiện ở hiện trường quy mô lớn như ở Việt Nam.
Nguồn: Molisa.gov.vn
Tin mới
- Sở Y tế Đắk Lắk xin lỗi nữ sinh bị cưa chân - 17/03/2016 13:31
- Sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” được duyệt đề tài xuất bản - 16/03/2016 17:10
- Giám định ADN hai nạn nhân vụ xe bồn tông xe khách - 16/03/2016 17:02
- Hàn Quốc lắp camera để bảo vệ người Hàn sống ở Sài Gòn - 16/03/2016 16:59
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hoa tại Đại lộ Hồ Chí Minh và tượng đài Anh hùng Mozambique - 12/03/2016 13:36
Các tin khác
- Tôn vinh 87 doanh nhân nữ ASEAN tiêu biểu 2016 - 07/03/2016 09:26
- Sáng mai chính thức cưỡng chế toàn bộ phần sai phạm tại 8B Lê Trực - 05/03/2016 09:09
- Cá voi nặng 250kg dạt vào bờ biển Quảng Ngãi - 01/03/2016 08:20
- Chủ tịch Ba Vì: “Làm gì trong Vườn Quốc gia họ cũng không trao đổi với huyện” - 01/03/2016 03:23
- Chủ tịch Hà Nội thăm gia đình nạn nhân vụ xe Camry tông chết 3 người - 01/03/2016 03:15