Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, dù Bộ Giáo dục cho phép thí sinh thay đổi nguyện vọng ngay tại trường THPT hoặc Sở, nhưng đến nay không nhiều em sử dụng cách thức này.
Để tạo thuận lợi cho thí sinh, nhất là những em ở vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không phải đi xa khi muốn thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển, Bộ Giáo dục đã cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển và thay đổi nguyện vọng tại các Sở Giáo dục hoặc trường THPT thay vì phải đến trực tiếp các trường đại học.
Thí sinh chỉ cần nộp hồ sơ gồm Đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển, Giấy biên nhận thu hồ sơ của trường cũ hoặc Phiếu báo phát chuyển Hồ sơ đăng ký xét tuyển của bưu điện. Sở Giáo dục sẽ cập nhật thay đổi vào phần mềm quản lý thi đến hết ngày 20/8, đồng thời gửi về Bộ danh sách thí sinh đề nghị rút hồ sơ. Các trường đại học, cao đẳng thường xuyên cập nhật thông tin điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển do Sở Giáo dục chuyển lên hệ thống phần mềm quản lý tuyển sinh của Bộ và tiếp nhận danh sách thí sinh đề nghị rút hồ sơ, cập nhật vào phần mềm quản lý tuyển sinh.
Thí sinh đến Đại học Bách khoa Hà Nội để nộp - rút hồ sơ những ngày cuối. Ảnh: Giang Huy
Mặc dù vậy, với tâm lý "chắc ăn", đa số thí sinh và người nhà vẫn đến tận trường đại học để rút và nộp hồ sơ. Phó giám đốc Sở Giáo dục Hòa Bình Nguyễn Đức Lương cho biết, sau khi có công văn của Bộ, ngày 11/7, Sở đã có văn bản hướng dẫn 20 trường THPT trên toàn tỉnh tổ chức tiếp nhận hồ sơ, cử cán bộ kỹ thuật để nhập số liệu vào phần mềm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dù đã một tuần nhưng Sở chưa nhận được bộ hồ sơ nào của thí sinh.
Ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở Giáo dục Hà Giang cũng cho biết, thông điệp theo dõi tình hình và nộp hồ sơ điều chỉnh nguyện vọng tại Sở đã được gửi đến tất cả các trường phổ thông. Sở đã cử một bộ phận tiếp nhận, tuy nhiên, hiện Hà Giang mới nhận được 5 bộ hồ sơ xin điều chỉnh nguyện vọng.
Ở tận Tuyên Quang, nhưng em Lý Minh Thắng (học sinh trường THPT Tân Trào) vẫn xuống Đại học Bách khoa Hà Nội để nộp hồ sơ. Thắng cho hay chưa biết thông tin có thể nộp hồ sơ tại Sở. "Tuy nhiên, nếu biết em vẫn xuống Hà Nội để trực tiếp làm cho nhanh, vì sợ qua hệ thống Sở hay trường sẽ không kịp thời gian, trong khi thời hạn thay đổi hồ sơ đăng ký không còn nhiều", Thắng nói.
Trưởng phòng Quản lý và Đào tạo một trường đại học lớn tại Hà Nội cho biết, Bộ quy định hết ngày 20/8 thì các Sở mới chuyển danh sách về cho các trường đại học, như vậy việc xác định điểm trúng tuyển của các trường sẽ gặp khó khăn. Vì nếu Sở không gửi ngay khi các em nộp hồ sơ điều chỉnh thì các trường đại học không biết thí sinh nào đã rút hồ sơ, thí sinh nào mới nộp vào.
"Rút hồ sơ tại địa phương cũng tốt nếu mọi khâu đều thông suốt, chỉ sợ trục trặc khâu nào đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh. Nếu trượt nguyện vọng 1 thì cơ hội vào các trường tốt rất ít bởi hầu hết trường đã tuyển đủ chỉ tiêu ở đợt đầu tiên", vị cán bộ nói và cho biết, có trường hợp, phụ huynh đến nộp hồ sơ cho con, hôm sau gọi điện đến trường bức xúc vì chưa thấy tên con trong danh sách. Nguyên nhân là trường mà thí sinh rút hồ sơ chưa kịp xóa tên thí sinh đó khỏi hệ thống, nên trường tiếp nhận không thể cập nhật thông tin của thí sinh đó.
Theo VnExpress
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Hà Nội nóng kỷ lục gần 39 độ C - 18/08/2015 08:43
- Nam hành khách bị phạt 7,5 triệu đồng vì xé rách áo nhân viên hàng không - 18/08/2015 08:31
- Cảnh hứng nước điều hòa để... sinh hoạt của một số dân Hà Nội - 18/08/2015 07:11
- Bỏ quy định đặt tên không quá 25 chữ cái - 18/08/2015 06:44
- Anh em ông Đoàn Văn Vươn được đặc xá: Gia đình mong về để dựng lại đầm tôm - 18/08/2015 04:18
Các tin khác
- Heo rớt giá, người nuôi heo bấm bụng chịu lỗ - 17/08/2015 02:27
- Chương trình Vinh Quang Việt Nam 2015 - 16/08/2015 11:51
- Nghỉ hưu sau 01/01/2015 bị thiệt thòi - 13/08/2015 08:41
- Thí sinh bắt đầu 'cuộc chơi' nộp - rút hồ sơ đại học - 08/08/2015 01:21
- Xây cầu treo 3,5 tỷ chỉ để phục vụ 2 hộ dân? - 08/08/2015 01:12