Đây là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong 8 tháng năm 2021. Riêng trong tháng 8/2021, thời gian mà dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, Việt Nam thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tăng 65% so với tháng 7.
Riêng trong tháng 8/2021, thời gian mà dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, Việt Nam thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tăng 65% so với tháng 7. Vốn FDI đăng ký cao hơn chủ yếu do vốn đăng ký cấp mới đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng. Mức tăng này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.
Các chuyên gia của WB cũng nêu một số thông tin đánh giá về các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Cụ thể, các biện pháp hạn chế đi lại đã ảnh hưởng đến giao thông trong nước và làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, dẫn đến giá lương thực, thực phẩm tăng 1,2%, qua đó tạo áp lực lên giá cả nói chung. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 0,3% so với tháng trước được WB đánh giá là mức “tương đối ổn định”.
Bên cạnh đó, trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, dư nợ tín dụng cuối tháng 8 vẫn tăng trưởng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, tương đương tốc độ tăng cuối tháng 7.
Các chuyên gia WB nhận định tốc độ tăng trưởng này cao hơn so với thời gian trước đại dịch do các ngân hàng tiếp tục thực hiện chính sách cho vay ưu đãi và tái cơ cấu nợ nhằm hỗ trợ các DN bị ảnh hưởng dịch COVID-19.
Theo WB, trong thời gian tới, kết quả tổng thể của nền kinh tế trong năm 2021 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng Chính phủ có thể kiểm soát đợt dịch đang diễn ra một cách hiệu quả trong tháng 9 để các hoạt động kinh tế có thể quay lại trong quý IV/2021.
Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng khi ưu tiên đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine để bao phủ ít nhất 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, WB khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục sử dụng chính sách tài khóa để thúc đẩy cầu trong nước trong ngắn hạn, bằng cách đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và tiếp tục hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng để giúp khôi phục tiêu dùng tư nhân. Hỗ trợ cho các DN, nhất là hộ kinh doanh quy mô nhỏ, giúp đẩy mạnh các hoạt động kinh tế và tạo việc làm.
Tin mới
- Chủ động phục hồi kinh tế theo lộ trình, có kiểm soát - 18/09/2021 04:09
- Sáng 17/9: Hơn 423.500 ca COVID-19 đã khỏi bệnh; 14 địa phương qua 2 tuần chưa ghi nhận F0 trong nước - 17/09/2021 04:37
- Gánh nặng đổ dồn lên vai người phụ nữ khi chồng, con lần lượt đổ bệnh - 16/09/2021 22:52
- Toàn cảnh điểm chuẩn đại học các trường khối ngành Y Dược, cao nhất 28,85 điểm - 16/09/2021 22:46
- Hà Nội lên phương án cho xe buýt, xe khách liên tỉnh hoạt động trở lại - 16/09/2021 10:02
Các tin khác
- Trưa 16/9: Việt Nam đã tiêm hơn 32,3 triệu liều vaccine COVID-19; Quảng Bình, Phú Yên thêm nhiều F0 - 16/09/2021 09:47
- Hà Nội: Bắt buộc các cơ sở kinh doanh phải tạo điểm quét QR Code khi mở cửa - 16/09/2021 09:36
- Bộ Y tế: Hoả tốc yêu cầu tiêm trộn vaccine phòng Covid-19 đúng hướng dẫn - 16/09/2021 09:32
- Đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí thực hiện chuyển đổi số - 16/09/2021 08:21
- TPHCM tiếp tục giãn cách để bảo đảm kết quả phòng chống dịch bền vững hơn - 14/09/2021 00:01