GS.TS Nguyễn Văn Tuyến, Viện trưởng Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, thuốc Favipiravir có cơ chế tác dụng ức chế enzym RNA-polymerase ngăn chặn sự nhân lên của virus, tương tự như thuốc chống COVID Remdesivir, nhưng dùng được theo đường uống.
Các nhà khoa học Viện Hóa học nghiên cứu tổng hợp thuốc Favipiravir. Ảnh: Viện Hóa học |
Theo GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến,Favipiravir là một thuốc kháng virus, được sử dụng lâm sàng từ năm 2014 để điều trị bệnh cúm Nhật Bản, Ebola… Thuốc có cơ chế tác dụng ức chế enzym RNA-polymerase ngăn chặn sự nhân lên của virus, tương tự như thuốc chống COVID-19 Remdesivir, nhưng dùng được theo đường uống.
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 12/2019, để nhanh chóng tìm ra một loại thuốc điều trị COVID-19, các nhà khoa học đã sàng lọc và phát hiện một số thuốc có hiệu quả ngăn chặn sự phát triển của COVID-19, trong đó có Favipiravir.
Từ tháng 2/2020, Trung Quốc là nước đầu tiên cấp phép sử dụng Favipiravir để điều trị COVID-19. Sau đó, các nước như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Italy… cũng lần lượt cấp phép sử dụng Favipiravir để điều trị COVID-19.
Tại Việt Nam, trước tình hình cấp bách, theo chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tháng 8/2020 Viện trưởng Viện Hóa học đã tổ chức một nhóm nghiên cứu gồm các cán bộ Phòng Hóa dược, Phòng Nghiên cứu phát triển dược phẩm và nhóm nghiên cứu của TS. Trần Quang Hưng để xây dựng và triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu quy trình tổng hợp hiệu quả Favipiravir sử dụng trong điều trị COVID-19”.
Sau 6 tháng, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành quy trình tổng hợp Favipiravir trên quy mô phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, trên cơ sở những quy trình đã công bố trước đó, nhóm nghiên cứu đã cải tiến và rút gọn được 4 bước và sử dụng nguyên liệu dễ kiếm, rẻ hơn.
“Tới đây, để bổ sung các loại thuốc có khả năng điều trị COVID-19, bên cạnh chiến lược vaccine, chúng tôi đề xuất tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện và nâng cao quy trình này lên quy mô cao hơn, lập hồ sơ đăng ký thử nghiệm lâm sàng và tiến tới cấp phép sử dụng tại Việt Nam”, GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến cho biết.
Việc xây dựng thành công quy trình tổng hợp Favipiravir còn góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, triển khai của các nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ hóa dược, tiến tới tự chủ được nguồn nguyên liệu thuốc điều trị COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo dài.
Tin mới
- Nhiều khu vực tiếp tục nắng nóng gay gắt, Hà Nội chiều tối có mưa - 01/07/2021 03:17
- Sáng 1/7: TP Hồ Chí Minh có 158 ca mắc COVID-19, Việt Nam đã vượt 17.000 bệnh nhân - 01/07/2021 03:06
- Vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và dông, đề phòng thời tiết nguy hiểm - 30/06/2021 03:50
- Thêm 94 ca mắc COVID-19; hơn 3,5 triệu liều vaccine đã được tiêm chủng - 30/06/2021 03:42
- ‘Vượt bão’ COVID-19, cộng đồng doanh nghiệp lập kỷ lục đặc biệt - 30/06/2021 03:40
Các tin khác
- Đầu tháng 7 có thể xảy ra nắng nóng cục bộ lên tới 42 độ C - 29/06/2021 11:46
- GDP quý II/2021 ước tăng 6,61% - 29/06/2021 04:13
- Nắng nóng diện rộng ở Bắc Bộ kéo dài đến khoảng ngày 3-4/7 - 29/06/2021 04:11
- Dịch COVID-19: Chi trả gộp lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 7 và 8/2021 - 29/06/2021 04:07
- Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên năm học 2021-2022 - 28/06/2021 12:35