Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2019. Đây là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Bộ VHTT&DL là đại diện chủ sở hữu.
Khách quốc tế đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh. |
Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ là xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí tổ chức triển khai hoạt động xúc tiến du lịch, hỗ trợ các hoạt động phát triển du lịch phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam.
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch Việt Nam, nguồn kinh phí của Quỹ dùng để chi cho hoạt động nghiệp vụ, bao gồm: Xúc tiến, quảng bá du lịch; tham dự hội chợ du lịch quốc tế ở nước ngoài; phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch liên quốc gia, khu vực và quốc tế; tổ chức hội nghị, hội thảo, họp báo và các sự kiện xúc tiến du lịch Việt Nam ở trong nước và nước ngoài...
Ngoài ra, kinh phí của quỹ còn để hỗ trợ các hoạt động phát triển du lịch khác như: Nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch; truyền thông du lịch trong cộng đồng.
Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, sự ra đời của Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch sẽ giải quyết được phần lớn bài toán xúc tiến, quảng bá du lịch. Từ khi ban hành Luật Du lịch năm 2005, Quỹ Xúc tiến du lịch đã được đề cập, nhưng do thiếu cơ chế, hành lang pháp lý, nên vẫn chưa thể ra đời. Trong Luật Du lịch sửa đổi năm 2017, Quỹ được đổi tên thành Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch. Việc Chính phủ thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch vào tháng 12/2018 là bước đi quan trọng để du lịch Việt Nam có điều kiện tiếp cận nhiều du khách quốc tế hơn, để họ quay lại Việt Nam nhiều hơn.
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, kinh phí hằng năm do trung ương cấp bằng 10% tổng số thu nộp ngân sách từ nguồn thu phí cấp thị thực, các giấy tờ liên quan đến xuất, nhập cảnh cho người nước ngoài và bằng 5% tổng số thu nộp ngân sách hằng năm từ nguồn thu phí tham quan; nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện, hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.
Một trong những điểm nghẽn của du lịch Việt Nam là quảng bá, xúc tiến du lịch chưa tốt. Nguồn kinh phí khoảng 2 triệu USD một năm mà Tổng cục Du lịch sử dụng để xúc tiến, quảng bá là quá khiêm tốn so với các nước khác trong khu vực. Dù chưa có con số cụ thể, nhưng kinh phí xúc tiến, quảng bá, hỗ trợ các hoạt động đào tạo của ngành du lịch sẽ tăng đáng kể và chắc chắn sẽ vượt 2 triệu USD khi Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch đi vào hoạt động.
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Doanh nghiệp nhỏ vận động trong khó khăn - 21/01/2019 03:09
- CPTPP sẽ tác động thế nào tới từng ngành? - 17/01/2019 03:55
- Cùng hành động để lan tỏa giá trị nhân đạo trong cộng đồng - 14/01/2019 03:00
- 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia - 11/01/2019 02:58
- Đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp qua gần 500 tỷ USD giao thương - 10/01/2019 03:41
Các tin khác
- Tiếp sức cho ‘dòng chảy chính’ của nền kinh tế Việt Nam - 07/01/2019 02:59
- 10 Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019 - 03/01/2019 06:36
- Chế độ bảo hiểm y tế đối với cựu chiến binh - 24/12/2018 02:51
- Forbes: Việt Nam là điểm đến đầu tư nóng nhất châu Á - 19/12/2018 04:46
- Tăng giá nhiều dịch vụ y tế từ 15-1-2019 - 13/12/2018 06:10