Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là một chủ trương, chính sách lớn và nhất quán của Đảng, nhà nước ta. Chính sách này, được thể hiện trong các văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội và trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, được cụ thể hóa trong các Luật, bộ luật liên quan đến người lao động. Đặc biệt việc Luật AT,VSLĐ được ban hành năm 2015 đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý trong công tác AT,VSLĐ, nâng cao tính thực thi và thể hiện quyết tâm, nỗ lực của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam trong công tác chăm lo, bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và tính mạng của người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động – chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta
Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ nhiệm vụ “Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc; hạn chế tai nạn lao động”; “Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản và các chế độ, chính sách khác đối với lao động nữ”. Nhiệm vụ này cũng được thể hiện trong Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động (AT,VSLĐ) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy…
Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác phòng cháy chữa cháy tại các đơn vị
Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, các Chương trình quốc gia về AT, VSLĐ được xây dựng. Kết thúc giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình quốc gia về AT, VSLĐ giai đoạn 2016- 2020 được xây dựng đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 trung bình hàng năm giảm 5% tần suất TNLĐ chết người; trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các BNN phổ biến được khám phát hiện BNN; ….; trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác AT, VSLĐ cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, KCN, KCX, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về AT, VSLĐ; trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT, VSLĐ, 80% số người làm công tác AT, VSLĐ, người làm công tác y tế, 90% số an toàn viên, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất kinh doanh được huấn luyện về AT, VSLĐ; trên 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về sơ cứu, cấp cứu; trên 80% số làng nghề, 70% số HTX có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN được tiếp cận thông tin phù hợp về ATVSLĐ; 100% người lao động đã xác nhận bị TNLĐ, BNN được điều trị và PHCN lao động theo quy định của pháp luật; 100% số vụ TNLĐ chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Cùng với đó, các Công ước, khuyến nghị, tuyên bố quốc tế liên quan đến AT,VSLĐ cũng đã được Quốc hội, Chính phủ phê chuẩn. Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 21 Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, trong đó có 3 Công ước trực tiếp về AT, VSLĐ (Công ước số 155 về AT, VSLĐ và môi trường làm việc, Công ước số 120 về vệ sinh trong thương mại và văn phòng, Công ước số 187 về cơ chế thúc đẩy AT, VSLĐ) trong đó Công ước số 187 được Việt Nam phê chuẩn năm 2014 và đang xem xét phê chuẩn Công ước số 161 về Dịch vụ y tế lao động.
Hành lang pháp lý về an toàn, vệ sinh lao động ngày càng hoàn thiện
Trong 5 năm trở lại đây, các chính sách, hệ thống các văn bản pháp luật về AT, VSLĐ, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tiếp tục được rà soát, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện với gần 20 Nghị định và hơn 70 Thông tư và hơn 70 tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật về AT,VSLĐ qui định, hướng dẫn về công tác AT,VSLĐ đã được ban hành. Trong đó, có một số văn bản điển hình như: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục đề cao và khẳng định nguyên tắc nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người. Bộ Luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 01/5/2013) cũng tiếp tục khẳng định và quy định trong 1 chương riêng - Chương IX về AT, VSLĐ và rải rác ở một số điều trong các chương khác. Cùng với đó là các điều khoản liên quan đến AT,VSLĐ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; các tuyên bố, kế hoạch của Chính phủ…
Đặc biệt, năm 2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã lần đầu tiên thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII. Luật AT, VSLĐ có 7 chương, với 94 Điều với nhiều nội dung, chính sách mới. Trong đó, mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến AT, VSLĐ; mở rộng đối tượng áp dụng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; Mở rộng chế độ chính sách đối với người bị TNLĐ, BNN như hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc; quy định việc tham gia bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; quy định cụ thể quyền, trách nhiệm về AT, VSLĐ của tổ chức công đoàn, Hội Nông dân Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của mặt trận và các tổ chức xã hội khác; qui định cụ thể và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp đánh giá, phòng ngừa rủi ro, cải thiện điều kiện lao động và xây dựng văn hóa ATLĐ tại nơi làm việc... Các nội dung trong Luật AT, VSLĐ được thiết kế với 3 nhóm chính sách chính là: Chính sách phòng ngừa TNLĐ, BNN, chính sách giảm thiểu rủi ro, và chính sách cho người lao động làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động.
Với một hành lang pháp lý tương đối hoàn thiện, sự vào cuộc của nhiều cấp ngành, công tác ATVSLĐ ngày càng được quan tâm, thực hiện có hiệu quả
Đồng thời với việ ban hành Luật ATVSLĐ, nhiều Luật liên quan đến AT,VSLĐ cũng được sửa đổi, bổ sung như Luật Công đoàn năm 2012, Luật Xây dựng năm 2013, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Sửa đổi, bổ sung (năm 2013) một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Luật sửa đổi, bổ sung (năm 2013) một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Cũng trong thời gian này, nhiều Tiêu chuẩn kỹ thuật, Quy chuẩn kỹ thuật AT,VSLĐ tiếp tục được sửa đổi, ban hành mới cho phù hợp với Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và do nhiều Tiêu chuẩn về AT,VSLĐ được ban hành trước đây đã lâu nay đã lạc hậu không còn phù hợp hoặc do xuất hiện nhiều ngành, nghề, công nghệ và vật liệu, thiết bị mới chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc Quy chuẩn kỹ thuật AT,VSLĐ tương ứng.
Trong các năm từ 2010-2015, Nhà nước bổ sung 5 BNN mới vào danh mục BNN được bảo hiểm (bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, bệnh bụi phổi - Talc nghề nghiệp bệnh bụi phổi Than nghề nghiệp) đưa danh mục BNN được hưởng bảo hiểm lên tổng số 30.
Có thể nói, trong 5 năm trở lại đây, công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật AT,VSLĐ đã đạt được nhiều kết quả rõ rệt với việc ban hành được số lượng lớn các văn bản, các qui định hướng dẫn về AT,VSLĐ. Đặc biệt việc Luật AT,VSLĐ được ban hành đánh dấu một bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý trong công tác AT,VSLĐ, nâng cao tính thực thi và thể hiện quyết tâm, nỗ lực của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam trong công tác chăm lo, bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và tính mạng của người lao động. Các chính sách, văn bản giai đoạn này cũng đã tiếp cận với các Tiêu chuẩn lao động quốc tế, nhiều quy định trong các Công ước về AT,VSLĐ của ILO đã được nội luật hóa phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế; dự thảo văn bản được lấy ý kiến rộng rãi đối với đối tượng điều chỉnh và các cơ quan, các tổ chức liên quan và các chuyên gia.
Các Bộ, ngành, đã xây dựng hàng trăm văn bản và bãi bỏ hiệu lực nhiều văn bản pháp luật về AT,VSLĐ. Hệ thống các văn bản pháp luật AT,VSLĐ được ban hành đã góp phần tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn và bảo đảm thực thi chế độ, chính sách về BHLĐ cho người lao động phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là hệ thống các văn bản về quy chuẩn kỹ thuật ATLĐ, kiểm tra ch t lượng sản phẩm, hàng hóa, bồi thường, trợ c p TNLĐ, BNN, các quy định đối với nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ... Đây là cơ sở để công tác đảm bảo AT, VSLĐ được triển khai một cách thuận lợi, đạt kết quả.
Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân - 07/06/2017 04:04
- Quan tâm, đầu tư lĩnh vực an sinh xã hội làm nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô - 05/06/2017 09:42
- Tỉnh Quảng Ninh tăng cường siết chặt an toàn lao động ngành than - 05/06/2017 02:35
- Công ty TNHH Yazaki Eds Việt NamHiệu quả sản xuất từ công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - 05/06/2017 02:32
- Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ I năm 2017 - 05/06/2017 02:28
Các tin khác
- Tháng hành động vì trẻ em năm 2017: Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em - 02/06/2017 07:14
- Thủ tướng chỉ thị tăng cường phòng, chống xâm hại trẻ em - 02/06/2017 03:05
- Chuyên gia nói về kết quả chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - 02/06/2017 02:49
- Thủ tướng kết thúc thăm Hoa Kỳ với chuỗi 45 hoạt động - 02/06/2017 02:47
- Phát huy vai trò truyền thông trong bảo vệ trẻ em - 24/05/2017 03:33